Sau giai đoạn làm quen ăn dặm với bánh ăn dặm gerber, trong những tháng tiếp theo thể trạng của bé thay đổi ra sao và cần chế độ dinh dưỡng như thế nào, chăm sóc bé ra sao để phát triển toàn diện nhất?
Khi bé được 8- 9 tháng tuổi
Điểm đáng chú ý nhất trong giai đoạn này đó là sự phát triển của ngôn ngữ. Ngoài việc trò chuyện với con, mẹ nên cho bé nghe những bài hát có giai đoạn êm dịu, để tận dụng âm nhạc phát triển trí thông minh.
Khi bé đã ăn dặm thuần thục thì mẹ có thể đổi sang cho con ăn cơm nát, bánh bao để thay đổi để bé khám phá được nhiều món ngon hơn. Không cho bé uống nước lạnh hay ăn kem nhiều.

Không nên tạo cho bé sở thích ăn bánh kẹo quá ngọt hay những món khó tiêu.
Hãy để trẻ bò, lăn, lết thoải mái, bày ra nhiều trò chơi để khuyến khích trẻ học bò, giúp chân trẻ di chuyển càng nhiều càng tốt.
Khi bé được 9-10 tháng tuổi
Trong giai đoạn này bé đã có sự phát triển mới mẻ về nhận thức và hoạt động. Để bé có cơ hội phát huy được nhiều tiềm năng hơn chẳng hạn như:
Đưa bé ra ngoài hay tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên hơn, như để bé nhìn lá cây vẫy trong gió, cảm nhận âm thanh vui nhộn mỗi khi gió thổi qua. Đưa bé đi công viên và giải thích cho bé những gì trước mặt bé. Được tiếp xúc với nhiều người, nhiều sự vật xung quanh hàng ngày, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và học hỏi, nhạy bén rất nhanh.
Hạn chế cho bé xem điện thoại và tivi quá nhiều có thể ảnh hưởng đến thị lực cũng như nhận thức, ngôn ngữ của trẻ.
Làm sạch răng miệng của bé sau mỗi bữa ăn để tránh sâu răng.
Không cho bé ăn vặt ngay sát bữa ăn chính vì sẽ làm bé no ngang, không muốn ăn nữa.
Hình thành thói quen ham học hỏi của bé bằng cách đọc sách cho con nghe mỗi đêm. Nhờ vào việc này, bé sẽ có hứng thú đọc sách khi lớn lên.
Đọc thêm: Bánh ăn dặm gerber: Các bước cho bé ăn tự lập theo từng giai đoạn (P.1)