Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm cúm mùa, và cũng là đối tượng dễ gặp biến chứng nhất nếu không được điều trị kịp thời. Trẻ bị cúm A sốt cao không hạ có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu về bệnh cúm ở trẻ em trong bài viết dưới đây.
1/ Bệnh cúm ở trẻ
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra. Ở trẻ em, 2 ngày sau khi tiếp xúc virus cúm, những triệu chứng bắt nguồn là sốt nhẹ rồi tăng dần lên. Cúm A sốt bao nhiêu độ? Thường trẻ sẽ bị sốt cao ở mức 38,5 độ C trở lên. Ngoài ra còn ớn lạnh, ho, đau họng, đau tai, chảy nước mắt và mũi, cả người mệt mỏi, kém ăn, có thể bị tiêu chảy.
Cúm A sốt mấy ngày? Nếu diễn tiến thông thường thì sau từ 4-7 ngày, các triệu chứng sẽ tự khỏi dần, biến mất tuy nhiên ho và mệt mỏi vẫn còn kéo dài. Thế nhưng trong trường hợp nặng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Không nên chủ quan khi trẻ mắc cúm vì tỉ lệ tử vong ở trẻ cao hơn cảm lạnh. Nhất là với trẻ dưới 5 tuổi, cúm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:
Viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ, tiêu cơ vân, suy hô hấp, suy thận, nhiễm trùng huyết và nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Gây nguy kịch cho các đối tượng có bệnh mãn tính về tim mạch và hô hấp.
Sốt cúm A bao lâu thì khỏi? Nếu tình trạng cúm của trẻ kéo dài hơn 7 ngày, dễ bị mất nước, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến khiến suy kiệt và tử vong.
Bệnh nhân gặp các vấn đề về xoang và nhiễm trùng tai.
2/ Vì sao cúm nguy hiểm với trẻ?
Theo thông tin của CDC (Mỹ), trẻ em là đối tượng dễ mắc cúm nhất và dễ bị ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe trầm trọng, nhất là ở các độ tuổi:
Dưới 6 tháng tuổi (chưa đến tuổi tiêm phòng cúm).
Dưới 5 tuổi , vì sức đề kháng chưa hoàn thiện có thể gặp nguy cơ biến chứng nghiêm trọng của bệnh ngay cả khi trẻ khỏe mạnh bình thường.
Từ 6 tháng tuổi đến 18 tuổi, nhất là trẻ có bệnh lý mạn tính bao gồm hen suyễn và các bệnh phổi mãn tính như COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính); mắc các vấn đề về thần kinh như rối loạn não, tủy sống, động kinh, đột quỵ, thiểu năng trí tuệ…; trẻ mắc bệnh tim; trẻ mắc rối loạn máu, rối loạn nội tiết tố, rối loạn gan, thận và các rối loạn chuyển hóa khác; trẻ có hệ miễn dịch kém; béo phì cấp độ nặng.