Đau nhức tai do nuốt nước bọt khiến bạn khó chịu mỗi khi nói chuyện và ăn uống. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, có cần phải uống thuốc giảm đau hay không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1/ Vì sao bị đau tai khi nuốt?
Có nhiều nguyên nhân gây nên đau nhức bên trong lỗ tai phải hoặc trái, nhưng nhìn chung phổ biến nhất đó là:
Viêm họng, đau họng: một khi vùng niêm mạc họng của bạn bị tổn thương, nhiễm trùng sẽ kéo theo đau buốt tai mỗi khi nuốt.
Nhiễm trùng hô hấp: Khi có các virus hoặc vi khuẩn xâm nhập qua đường mũi họng sẽ lây lan qua các bộ phận liền kề như tai, mũi khiến người bệnh đau nhức, khó chịu, nghẹt mũi.
Sống lâu dài trong môi trường ô nhiễm, ăn uống đồ lạnh, sử dụng rượu bia nhiều rất dễ gây thương tổn cho tai mũi họng.
Vì sao đau họng sẽ dẫn đến đau tai? Thường thì khi bạn bị đau họng, triệu chứng này sẽ lan sang cả niêm mạc tai vì 2 bộ phận này rất gần nhau và có cấu tạo cơ bản giống nhau.
2/ Có nên uống thuốc giảm đau?
Như đã nói ở trên, đau tai thường do nhiễm trùng gây nên. Các thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm thường được sử dụng phổ biến để chữa các bệnh về nhiễm trùng. Thế nhưng không thể dùng thuốc một cách tùy tiện mà bạn cần phải tuân thủ một số hướng dẫn như bên dưới.
Chỉ uống thuốc nếu tình trạng viêm họng thực sự khó chịu. Bị viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể để cô lập và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập. Sử dụng thuốc nhiều lần sẽ làm ức chế chức năng chống bệnh của hệ miễn dịch.
Hãy giảm liều lượng uống khi tình trạng sưng viêm giảm xuống. Dùng đúng liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không nên uống cùng lúc hai hay nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau vì chúng không tăng gấp đôi hiệu quả mà ngược lại có thể mang tới nhiều tác dụng phụ hơn cho cơ thể.
Uống thuốc giảm đau có hại không? Nếu bạn thuộc một số đối tượng chống chỉ định của thuốc như có tiền sử dị ứng, bị viêm loét dạ dày, suy thận hoặc suy gan, suy tim nặng… cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.