Bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng sẽ phải trải qua sốt 1 lần trong đời. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc khi trẻ bị sốt. Nếu trẻ sốt 39 độ cần làm gì? Dưới đây là những điều bạn cần biết về sốt cao ở trẻ.
1/ Xác định tình trạng sốt nhẹ hay cao
Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể, là dấu hiệu lâm sàng hay gặp khi trẻ mắc bệnh nào đó. Trong nhiều trường hợp, trẻ bị sốt là do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như thời tiết oi bức, trẻ ủ ấm quá dày, phản ứng sốt sau tiêm vắc xin… Tùy từng trường hợp gây sốt cụ thể mà cơn sốt có thể kéo dài 1-2 ngày, hoặc trẻ sốt cao 4 ngày trở lên. Đo thân nhiệt ở vùng nách hoặc hậu môn của trẻ bằng nhiệt kế:
- Sốt nhẹ: Từ 37,5 – 38,5 độ C
- Sốt vừa: Từ 38,5 – 39 độ C
- Sốt cao: Từ 39-40 độ C
- Sốt rất cao: Từ 40 độ C trở lên
2/ Khi nào nên đưa bé đi viện?
Sốt ở trẻ ban đầu có thể chăm sóc tại nhà, nhưng nếu có những biểu hiện như bên dưới bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám ngay.
Trẻ em sốt cao thì làm thế nào? Nếu trẻ bị sốt trong vòng 24 giờ đầu nếu có các biểu hiện sau phải nhanh chóng đưa đi khám:
Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi sốt trên 38 độ C, mệt lừ đừ, ngủ li bì khó đánh thức.
Trẻ sơ sinh 2 đến 4 tháng tuổi (loại trừ khả năng bé bị phản ứng sổt trong vòng 48 giờ sau khi tiêm chủng hoặc trẻ sốt đơn thuần không có dấu hiệu khác đi kèm).
Trẻ dưới 3 tuổi bị sốt 39 độ C trở lên.
Sốt kèm tiểu buốt.
Sốt cao đột ngột trong 24h không hạ, không rõ nguyên nhân.
Sốt 2 pha, sốt đã hạ trước đó nhưng tái lại sau 24h.
Sốt cao trên 3 ngày không hạ.
3/ Không nên làm gì khi trẻ bị sốt?
Không ủ ấm trẻ đang sốt, không dùng đá lạnh lau người hạ sốt cho trẻ. Không cho trẻ ngậm chanh tươi, không lấy rượu, gừng hay dấm xoa ngoài da để hạ sốt cho trẻ.
Có không ít thắc mắc rằng thuốc hạ sốt uống chung với sữa được không?Điều này là không nên vì sữa có thể làm mất tác dụng của thuốc. Ngoài ra bố mẹ cũng không được kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ uống cùng 1 lúc.
Trẻ sốt cao lên cơn co giật, không được vỗ người trẻ vì khiến trẻ co giật nhiều hơn.