Đau nhức 2 bên bả vai thường được biết đến là những loại bệnh phổ biến ở dân làm văn phòng. Tuy nhiên, khi xã hội dần hiện đại và nhịp sống, sinh hoạt trở nên vội vã hơn thì những cơn đau này đã có xu hướng trẻ hóa hơn. Trong đó, một số người bệnh cho biết nó còn liên quan tới tim, phổi, các cơ quan nội tạng khác, cùng một số căn bệnh về xương khớp khác.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức vai
Có thể thấy cơn đau nhức bả vai phải hoặc trái xuất hiện không báo trước, chúng có mức độ đau khác nhau và phụ thuộc vào thể trạng cơ thể, mức độ bệnh. Nguyên nhân gây ra những cơn đau cũng xuất hiện đa dạng hơn như các chấn thương khi vận động tập luyện thể thao, sinh hoạt thường ngày, va chạm khi có tai nạn giao thông, … Ngoài ra, đa phần những cơn đau nhức bả vai và cánh tay trái hoặc phải cũng đều do người bệnh ngủ, ngồi làm việc, vận động sai tư thế. Mọi người thường có thói quen ngủ gối đầu cao, sử dụng những chất liệu gối nằm quá cứng, không phù hợp. Và một số bạn trẻ hiện nay cũng đang có xu hướng ngồi vắt chéo chân để thể hiện sự thanh lịch nơi công cộng, điều này đã vô tình tạo nên những áp lực đến chân, vai và lưng của chính họ.

Cách điều trị và giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho cơ thể
Có thể nói rằng các cơn đau nhức vai đều có dấu hiệu và triệu chứng như nhau. Vì thế mà người bệnh cần thăm khám ngay khi cơn đau vừa xuất hiện, hoặc ở một giai đoạn cần thiết để nhận biết chính xác tình trạng của cơ thể mình. Người bệnh thường sẽ uống thuốc giảm đau để mong muốn xoa dịu những khó chịu này, tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài như vậy sẽ gây khó khăn cho công tác điều trị bệnh. Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt là những loại dược phẩm cần được kê đơn và có phác đồ sử dụng đúng cách, đúng liều. Thay vì lựa chọn sử dụng chúng, bệnh nhân nên kết hợp với việc xoa bóp bấm huyệt cho vùng vai gáy, sử dụng các túi chườm để làm dịu cơn đau, giúp cơ thể thoải mái hơn. Thay đổi những thói quen xấu làm ảnh hưởng cơ thể đã kể trên, và cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết để hồi phục sức khỏe.