Thời điểm giao mùa rất dễ làm trẻ dễ bị viêm đường hô hấp, nhất là sốt cao đột ngột do viêm mũi họng, viêm amidan. Dưới đây là những gì bạn cần biết về viêm amidan và cách điều trị.

1/ Viêm amidan ở trẻ

Do sức đề kháng yếu, trẻ rất dễ bị viêm amidan. Có nhiều loại virus hay vi khuẩn gây ra và tùy theo đó mà bệnh sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, trẻ bị viêm amidan sốt cao là dấu hiệu đặc trưng nhất.

Quan sát thấy amidan của trẻ bị sưng to và đỏ, hạch bạch huyết nổi lên. Sốt do viêm amidan có 2 loại: 

Cấp tính: có thể sốt cao lên tới 38 – 39 độ C, rét run người, nhức đầu, chán ăn. Trẻ bị khô miệng, khô da, đi tiểu ít, nước tiểu chuyển màu sậm, táo bón, đau tai, đau họng khi nuốt nước bọt, chảy nước mũi, ho có đờm, thở khò khè…

Viêm amidan làm trẻ sốt, khó nuốt, nghẹt mũi
Viêm amidan làm trẻ sốt, khó nuốt, nghẹt mũi

Mãn tính: Tuy không bị sốt cao nhưng có thể sốt 2 pha. Sốt 2 pha là gì? Trẻ có thể lên cơn sốt rồi hạ sau đó lại sốt tiếp. Người lờ đờ, dễ sốt nhất là vào buổi chiều, mặt xanh xao, sờ da thấy lạnh, ăn uống khó nuốt, ho kéo dài từng cơn. Trẻ bị đau họng khó nuốt, hôi miệng,hơi thở có mùi.

Sốt do amidan có thể kéo dài từ 1 – 4 ngày. Các triệu chứng của sốt amidan ban đầu dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh hay sốt cúm a. Điều trị kịp thời thì trẻ sẽ hết sốt sau 3 – 4 ngày. Nếu không trị dứt điểm thì viêm amidan rất dễ tái phát, lâu dài thành viêm amidan mãn tính.

2/ Làm gì khi trẻ viêm amidan?

Đầu tiên khi thấy trẻ sốt, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân trước. Tuy nhiên nếu sốt cao ở trẻ sơ sinh cần được đưa đi khám và không nên tự chữa tại nhà. Khi thấy trẻ có biểu hiện sốt kèm các triệu chứng giống như viêm amidan nêu trên, việc bạn cần làm đó là chườm mát, dùng thuốc hạ sốt (chú ý liều lượng và thời gian uống), cho trẻ mặc quần áo rộng rãi thoáng mát, thường xuyên uống nước nhiều thời điểm trong ngày. Đây là một sốt cách hạ sốt cơ bản có thể áp dụng tại nhà.

Đối với các triệu chứng nghẹt mũi, đau họng, bố mẹ nên chú ý rửa mũi và vệ sinh họng cho trẻ bằng cách súc nước muối sinh lý. Đi ra ngoài nên đeo khẩu trang, che chắn kỹ lưỡng. Hạn chế cho trẻ uống đồ lạnh tránh làm tổn thương thêm niêm mạc họng.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp kháng viêm hiệu quả
Súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp kháng viêm hiệu quả

Về dinh dưỡng, tăng cường vitamin C thông qua các loại trái cây, rau củ. Cho trẻ ăn uống đầy đủ, chú ý thức ăn cần dễ nhai, dễ nuốt để trẻ bớt cảm giác đau họng khi nuốt. 

Bạn có thể cho trẻ uống trà mật ong, gừng ấm để trẻ bớt ho, làm giảm triệu chứng đau họng.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *