Bệnh cúm bất kỳ ai cũng có thể gặp, tuy nhiên nếu là bà bầu mắc phải thì đây là vấn đề không hề đơn giản. Cúm có thể gây sốt cao trên 39 độ, ho, chảy nước mũi… cùng những triệu chứng khác. Vậy khi bị cúm bà bầu nên làm gì?
Bệnh cúm ở bà bầu và những điều cần biết
Bà bầu dễ bị mắc cúm vì khi mang thai, cơ thể rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Hơn nữa, do hệ thống miễn dịch kém đi khiến bà bầu dễ bị bệnh hơn bình thường, nhất là cảm lạnh, ho, cảm cúm. Dấu hiệu của bệnh cúm: mệt mỏi, đau nhức người, đau nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi và sốt.
Khi mắc cúm ở bà bầu, sẽ mất nhiều thời gian hơn để khỏi bệnh, thậm chí có thể bị biến chứng viêm phổi do virus. Chưa kể nếu trong 3 tháng đầu tiên, không may bị nhiễm cúm, quá trình hình thành cấu trúc cơ thể của thai nhi cũng bị rối loạn.
Điều trị cúm ở bà bầu nên hạn chế dùng thuốc hạ sốt. Nguyên nhân vì thuốc rất dễ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương của thai nhi, gây ra các dị tật bẩm sinh như bệnh tim, hở hàm ếch, dị dạng…
Chữa trị cúm tức là tập trung làm giảm các triệu chứng mà bệnh mang lại. Những điều mẹ bầu nên làm ngay lúc này đó là:
Lau mát cơ thể
Dùng khăn sạch thấm nước ấm rồi vắt cho còn hơi ẩm. Lau toàn thân và chú ý phần cổ, nách, ngực. Thực hiện cho đến khi đo thân nhiệt còn 38 độ C. Chườm thêm khăn ấm ở vùng cổ và vùng gáy có thể giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
Nghỉ ngơi thư giãn
Cúm khiến cho cơ thể mẹ bầu đã nặng nề nay còn mệt mỏi hơn. Do đó tập trung nghỉ ngơi để sức khỏe nhanh chóng hồi phục là điều cần thiết. Nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, tránh gió lùa.
Bổ sung dinh dưỡng
Không gì tốt hơn cho sức khỏe bằng một chế độ ăn uống đủ chất. Ngoài uống nhiều nước và bổ sung khoáng chất, mẹ bầu có thể ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, nhất là cam để tăng cường hệ miễn dịch. Chọn những món dễ ăn như: súp gà, cháo trứng với hành và tía tô… giúp mẹ mau khỏe hơn.
Tham khảo thêm: Trẻ Sốt Cao Trên 39 Độ: Đề Phòng Nguy Cơ Co Giật