Trẻ em là đối tượng dễ mắc sốt cao đau họng do virus, nhất là trong mùa lạnh. Bố mẹ có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của con bằng cách thực hiện những lời khuyên như dưới đây.
Phòng ngừa viêm họng cấp như thế nào?
Vệ sinh mũi họng
Tai mũi họng là những bộ phận chịu nhiều tác động từ bên ngoài, nhất là mũi họng là nơi tích tụ vi khuẩn do thường xuyên tiếp xúc với không khí và ăn uống. Vệ sinh răng miệng không chỉ giúp ngừa sâu răng mà còn giảm hôi miệng do vi khuẩn bám trong họng, hơn nữa súc miệng, rửa mũi thường xuyên trong mùa lạnh còn giúp sát khuẩn hiệu quả.
Tắm nước ấm
Mùa lạnh nhiệt độ giảm, nhất là trẻ hay bị viêm họng nhiều lần, tốt nhất nên tắm bằng nước ấm. Nơi tắm cho trẻ phải kín gió, tắm xong cần lau khô người, không nằm điều hòa ngay sau khi tắm.
Giữ ấm cổ họng
Độ ẩm không khí giảm làm khô niêm mạc mũi họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm họng cấp. Do đó bạn nên chú ý giữ ấm cho trẻ, nhất là vùng cổ họng. Trước khi ra đường cần đeo khẩu trang, quấn khăn quanh cổ nếu trời lạnh đột ngột.
Vào ban đêm khi trẻ ngủ nên đóng kín cửa, không dùng điều hòa quá lạnh. Với trẻ sơ sinh nên giữ ấm bàn tay, bàn chân, đầu, ngực, cổ…
Hạn chế tiếp xúc người bị cảm sốt
Sức đề kháng của trẻ còn yếu do đó nếu có người trong nhà bị cảm sốt nên hạn chế tiếp xúc gần với trẻ. Bệnh đường hô hấp lây lan rất nhanh, hít phải dịch tiết đường hô hấp cũng khiến trẻ nhiễm virus.
Không ăn nhiều đồ lạnh
Trẻ nhỏ nào cũng thích nước đá và kem lạnh, đá bào đủ mùi vị thế nhưng đây chính là thủ phạm khiến niêm mạc họng của trẻ bị kích thích, dễ gây viêm họng cấp. Bạn nên cho bé ăn uống đồ ấm nóng, pha thêm chút mật ong giúp kháng viêm.
Tăng sức đề kháng
Trẻ có sức đề kháng tốt sẽ ít bị các bệnh cảm sốt mùa lạnh hơn. Điều này có được nhờ chế độ ăn uống đủ chất. Mỗi bữa ăn bạn nên cố gắng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ với 5 nhóm chất cơ bản trong thực đơn, nhất là khuyến khích trẻ ăn nhiều các loại rau, củ quả tươi sẽ cung cấp nhiều Vitamin và chất chống oxy hóa tự nhiên.
Tham khảo: Sốt Cao Đau Họng & Cách Điều Trị