Sấy tóc cũng là một nghệ thuật chăm sóc tóc. Sau khi gội bằng dầu gội 50 megumi, sấy tóc như thế nào để tóc khô nhanh mà không bị hư tổn? Cùng tìm hiểu tại đây nhé!
Các bước sấy tóc chuẩn
Lau khô tóc
Sau khi gội xong, bạn dùng khăn bông thấm bớt nước trên tóc để có thể sấy nhanh khô hơn. Tóc còn ướt nhiều mà đã dùng máy sấy rất dễ bị hư tổn hơn do sức nóng từ máy sấy làm cho tóc mất đi độ ẩm cần thiết.
Dùng dầu dưỡng
Sau khi làm khô tóc bằng khăn, trước khi dùng đến máy sấy bạn nên có một lớp dầu dưỡng, ngoài việc cấp ẩm, kích thích mọc tóc còn làm cho tóc chắc khỏe hơn, không bị khô trong khi sấy.
Chải tóc
Đừng nên nghĩ rằng chải tóc trước khi sấy là dư thừa. Gỡ rối tóc bằng lược thưa trước rồi sấy, khi tóc khô sẽ suôn mượt và vào nếp hơn, hạn chế gãy rụng.
Chọn nhiệt độ phù hợp
Các loại máy sấy thường có nhiều nấc nhiệt độ từ thấp tới cao. Nếu chọn nhiệt độ cao, tóc khô nhanh nhưng hư tổn nhanh hơn do bị mất ẩm, phá vỡ cấu trúc tóc. Nên chọn chế độ sấy mát để hạn chế tổn hại đến tóc. Nếu e ngại thời gian sấy lâu, trước đó bạn nên lau khô tóc kỹ hơn một chút để thấm bớt nước nhé! Trên thị trường hiện có các dòng máy sấy tóc cao cấp, có chức năng sấy ion không tạo nhiệt làm hư tóc, tuy nhiên nhược điểm là giá thành khá cao.
Không sấy quá gần tóc
Nhiều chị em có thói quen đưa tóc gần máy sấy để nhanh khô hơn, nhưng cách này rất hại cho tóc vì gây hư tổn ngọn tóc và cả da đầu. Khoảng cách lý tưởng là nên để cách chừng 15 – 20 cm từ máy sấy đến tóc và cầm nghiêng một góc từ 30 – 45 độ hạn chế hơi nóng phả toàn bộ lên tóc.
Sấy phần chân tóc
Ngoại trừ sấy tạo kiểu hay sấy phồng tóc, bạn cần có kỹ thuật sấy riêng. Còn nếu sấy để tóc khô thì bạn chỉ nên sấy phần chân tóc và gần da đầu, còn lại để đuôi tóc khô tự nhiên. Đuôi tóc rất dễ bị cháy và chẻ ngọn do nhiệt độ cao, chính vì thế không nên sấy nhiều vào phần đuôi tóc nhé!
Đọc thêm: Hạn chế rụng tóc với bộ gội xả 50 megumi