Dưới đây là một số thói quen sai lầm khi chăm trẻ sốt sẽ làm tình trạng sốt nặng hơn ở trẻ. Để hạn chế tình trạng này, khi trẻ sốt cao bố mẹ không nên làm gì?
Dùng tay đo thân nhiệt trẻ
Đây là cách đo thân nhiệt rất phổ biến khi trẻ nhỏ bị sốt. Xác định bằng cảm quan như vậy rất không chính xác, vì bạn sẽ không biết con mình sốt thực sự hay không, sốt có cao không. Thay vào đó bạn có thể kiểm tra sơ bằng cách sờ vào nách trẻ xem có thật sự nóng hay không.
Không dùng thuốc mà chỉ dùng miếng dán hạ sốt
Có rất nhiều trường hợp trẻ bị sốt nặng, sốt kéo dài không khỏi thậm chí có thể gặp biến chứng vì dùng miếng dán hạ sốt mà không uống thuốc. Thậm chí khi trẻ 4 tháng bị sốt, bố mẹ còn lấy miếng dán để vào tủ lạnh cho mát rồi đắp lên trán trẻ mong sẽ hạ sốt nhanh. Thực tế chưa có nghiên cứu nào cho thấy miếng dán hạ nhiệt này có thể hấp thu nhiệt từ bên trong cơ thể và tản ra ngoài như quảng cáo.
Chườm lạnh
Trẻ sốt cao nhưng lại đi chườm túi đá lạnh, dùng nước lạnh lau toàn thân… đây là cách làm dễ gây nguy hiểm cho bé. Việc chườm lạnh chỉ mát ngoài da chứ không hề hạ được thân nhiệt, thậm chí tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ còn khiến trẻ sốt cao hơn.
Cạo gió
Theo dân gian, cạo gió có thể làm giảm sốt, thậm chí cắt cơn sốt. Nhưng với làn da non nớt của bé, việc cạo gió rất không nên áp dụng xử lý khi trẻ sốt cao. Việc chà xát mạnh làm bé bị bầm da, hay chảy máu nhiễm trùng.
Chăm sóc bé như thế nào?
Khi trẻ bị tiêu chảy kèm sốt, bị viem hong o tre so sinh sốt cao hoặc bé mọc răng nanh sốt cao tốt nhất bạn nên lấy khăn ấm lau toàn thân cho bé, nhất là các vùng như trán, nách và bẹn. Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, không quấn kín người, nằm nơi tránh gió lùa, bù nước hoặc cho bé bú nhiều cữ để tăng cường miễn dịch. Pha oresol cho bé uống để bù điện giải. Bé bị sốt trên 38,5 độ C nên cho bé uống thuốc đúng liều theo quy định.