Bé bị ho và sổ mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, bố mẹ cần phải tìm hiểu lý do, theo dõi phát hiện kịp thời những dấu hiệu trở nặng để điều trị, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Những nguyên nhân khiến bé bị ho và sổ mũi
Dị ứng: khi bé bị dị ứng thường có biểu hiện là sổ mũi, hắt hơi liên tục, ngứa và đỏ mắt.
Ngạt mũi sơ sinh: trẻ chỉ bị sổ mũi thôi thì có thể là do nước nhầy bào thai chưa được đưa ra hết ngoài đường hô hấp của trẻ.
Không khí lạnh: có thể do tiếp xúc với không khí lạnh, độ ẩm thấp nên mũi phải tiết thêm chất nhầy, dịch mũi chảy xuống họng làm trẻ sơ sinh bị ho.
Cảm lạnh: khi bị cảm lạnh, trẻ thường có các triệu chứng như sốt nhẹ, ho, đau họng và hắt hơi nhiều lần.
Cảm cúm: khi bị cảm cúm, các triệu chứng tương tự như cảm lạnh nhưng ở mức độ nặng hơn như sổ mũi đi kèm ớn lạnh, đau ê ẩm, chán ăn…
Bạn nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho bé, để sát khuẩn và rửa sạch các chất nhầy, đàm nhớt còn vướng ở cổ họng.
Ngoài ra, mẹ có thể dùng dầu tràm pha với nước tắm mỗi khi tắm bé hoặc xoa dầu tràm ở gan bàn chân, ngực, và lưng cho trẻ. Cách này làm ấm cơ thể và để bé nhanh khỏi bệnh hơn.
Vậy bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì? Bất kỳ loại thuốc nào nếu muốn dùng cho bé cần được sự tư vấn của bác sĩ. Nếu trẻ chỉ sổ mũi nhẹ thì không nhất thiết phải dùng thuốc.
Nếu trẻ tập ăn dặm, bị sổ mũi do cảm lạnh với cảm cúm thì bạn hãy cho bé ăn thức ăn loãng và dễ ăn, dễ tiêu hoá và bổ sung thêm những loại trái cây chứa nhiều vitamin C.
Khi trẻ sổ mũi, lúc ngủ bạn có thể kê gối cho bé cao hơn một chút để hạn chế tình trạng nước mũi chảy xuống họng khiến bé ho.
Sổ mũi kéo dài ở trẻ em: có thể khiến bé bị ho, nước mũi chuyển sang màu vàng xanh thì nên đưa bé đến khám bác sĩ để có cách chữa ho sổ mũi cho bé và chỉ định những phương pháp điều trị thích hợp.