Sữa Nan Nga xách tay và nhập khẩu giải đáp 3 câu hỏi thường gặp khi cho bé bú bình

Khi bé yêu tới giai đoạn bú sữa công thức như Nan Nga nội địa hoặc Nan Nga nhập khẩu trong bình, ắt hẳn mẹ bỉm nào cũng có những câu hỏi & trăn trở liệu những điều mình làm, những biểu hiện của bé lúc đó có đúng hay không?

Cùng giải đáp những băn khoăn thường thấy ở mẹ với bài dưới đây nhé.

Bé bú bình hay bị sặc phải làm sao?

Khi bé bị sặc sữa, mẹ cần lấy bình sữa ra khỏi miệng bé, cho bé từ từ ngồi dậy, sau đó thông đường thở cho bé bằng cách:

  • Dùng miệng làm thông đường thở: Mẹ nhanh chóng dùng miệng hút hết sữa ra khỏi miệng bé càng nhanh càng tốt, miệng sau đó đến mũi.
  • Vỗ lưng, ấn ngực: Một tay đỡ ngực, một tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để sữa trào ra ngoài. Nếu bé vẫn khó thở, mẹ đặt con nằm ngửa, dùng ngón trỏ và ngón cái ấn một lực vừa đủ xuống nửa dưới của xương ức của bé, lặp lại cho đến khi bé thở được.

Làm thế nào để hạn chế tối đa tình trạng bé bị sặc sữa?

  • Cho bé bú đúng tư thế: Tư thế chuẩn được nhiều mẹ áp dụng nhất là bế bé cao đầu, ở tư thế thoải mái rồi cho bé bú sữa Nan Nga nhập khẩu và xách tay, không nên để bé gập cổ hoặc ngửa cổ. Gập cổ khiến bé bú khó khăn hơn còn ngửa cổ làm bé dễ bị sặc sữa lên mũi đặc biệt là khi cho bé bú bình nằm.
  • Không để bé vừa ngủ vừa bú: Khi bé đang bú, không chỉ với sữa Nan Nga nội địa mà còn các dòng sữa khác mà bé vô tình ngủ quên, mẹ nhẹ nhàng rút bình sữa và núm ti ra khỏi miệng bé nhé. Vì nếu sữa vẫn đổ xuống miệng mà bé không bú nữa khiến miệng tích sữa và bị sặc. Tốt nhất, mẹ nên chọn lỗ cắt núm ti (lỗ chảy sữa) có thiết kế hình chữ thập – sữa chỉ chảy xuống khi có lực bú của bé – để yên tâm nhất. Mẹo nhỏ: Nếu ngậm núm ti là một cách giúp bé ngủ ngon hơn, mẹ sắm ngay cho bé một chiếc ti ngậm nhé!.
  • Chọn núm ti có ống chống sặc: Một số thương hiệu uy tín đã thiết kế thêm phần ống chống sặc và đầy hơi ở núm ti. Thiết kế này giúp đưa khí thừa từ núm ti xuống dưới đáy bình, bé nuốt phải ít khí thừa hơn, từ đó hạn chế sặc sữa.
Mẹ đừng lo khi thấy con vừa bú sữa Nan Nga xách tay và nhập khẩu vừa nhai nhé

Làm thế nào khi bé bú bình hay nhai?

Có 3 lý do chính dẫn đến việc bé bú bình hay nhai. Với mỗi nguyên nhân có cách xử trí khác nhau:

  • Bé mới chuyển từ bú mẹ sang bú bình: Do bé chưa quen với việc bú Nan Nga nhập khẩu bằng bình nên cần khoảng 3-4 ngày đầu để bé làm quen. Sau thời gian đó bé vẫn nhai khi bú bình thì có thể do chất liệu núm ti không phù hợp rồi. Bé rất kén chọn núm vú, nhất là khi mới chuyển từ bú mẹ sang bú bình. Lúc này, mẹ cần chọn núm ti thay thế với chất liệu hoặc kích thước khác để phù hợp với bé.
  • Bé đang quá đói hoặc đang no: Quá đói khiến bé hơi “vội vã” một chút khi măm sữa Nan Nga nhập khẩu, dễ dẫn đến tình trạng sặc sữa hoặc nghẹn, còn khi quá no bé sẽ từ chối bú. Hiểu nhu cầu của con và phân bổ thời gian hợp lý giữa các bữa để không gặp tình trạng này mẹ nhé!
  • Bé trong thời kỳ mọc răng: Lúc này bé sẽ ngứa lợi, có xu hướng cắn núm ti (núm ti cọ sát vào lợi) để “giải quyết” cơn ngứa của bé. Mẹ có thể massage vùng mọc răng để bé bớt ngứa, hạn chế việc bé nhai, cắn khi bú bình.

Mong là các thông tin trên từ Nan Nga nhập khẩu giúp trả lời mẹ những băn khoăn thường gặp khi cho bé bú bình nhé.

Xem thêm: Sữa Nan Nga nhập khẩu và xách tay cảnh báo hậu quả khi cho bé uống sữa thừa

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *