Trẻ hay khóc về đêm là một trong những mỗi lo lắng của các bậc phụ huynh nhất là những cha mẹ lần đầu sinh con. Trẻ so sinh quay khoc ve dem do chưa quen với môi trường mới, có một số trường hợp trẻ sơ sinh bị giật mình, ngủ ngáy, sợ hãi, thét lớn… nửa đêm thì cần phải chú ý. Tình trạng này kéo dài quá thường xuyên ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tinh thần của bé.

Từng giai đoạn trẻ có giấc ngủ khác nhau
Trải qua từng giai đoạn khác nhau, giấc ngủ trẻ sơ sinh sẽ có những thay đổi như sau:
- Trẻ 1 tuần tuổi – 2 tháng tuổi: Sau khi chào đời được tuần đầu tiên, trẻ có thể ngủ nhiều nhất đến 18 – 20 giờ/ngày và ngủ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, mỗi giấc của trẻ có thể kéo dài trong khoảng 30 phút – 3, 4 giờ. Trung bình, trẻ dưới 2 tháng tuổi có thể ngủ 16 – 18 giờ mỗi ngày.
- Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi: Từ 3 tháng tuổi, giấc ngủ của trẻ cũng sẽ bắt đầu thay đổi, trẻ có thể ngủ dài hơn và ngủ theo nhu cầu. Trung bình trẻ có thể ngủ từ 14 – 16 giờ mỗi ngày, trong đó, giấc ngủ ngày có thể trung bình từ 3.5 – 5.5 giờ và giấc ngủ đêm kéo dài từ 9.5 – 11.5 giờ.
- Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Giấc ngủ trẻ trong giai đoạn này đã có những thay đổi nhiều, bé cũng sẽ có thể ngủ theo nhu cầu, giờ ngủ và những nhịp sống sinh học của trẻ cũng có thể đã được hình thành và phát triển giống như một người lớn. Trung bình bé có thể ngủ từ khoảng 14 giờ mỗi ngày, trong đó, các giấc ngủ hằng ngày sẽ giảm còn 1 – 2 giấc.

- Trẻ từ 1 – 5 tuổi: Sau 1.5 tuổi, giấc ngủ của bé đã có rất nhiều thay đổi và gần giống với người lớn hoàn toàn. Trẻ trung bình từ 1 – 5 tuổi có thể ngủ từ khoảng 10 – 12 giờ mỗi ngày.
Tại saotre ngu hay giat minh? Bản chất giấc ngủ của trẻ ở dưới 3 tháng tuổi thường sẽ không có giấc ngủ sâu như người lớn chúng ta. Ở độ tuổi này, các bạn trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường sẽ bị giật mình khi ngủ hoặc run nhẹ tay chân sẽ là những phản xạ hết sức bình thường và dần sẽ tự hết khi bé lớn hơn.