Tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm thường hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với các bé dưới 5 tuổi. Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng thường sẽ có tốc độ lây lan nhanh và dễ biến thành dịch, giai đoạn cao điểm của loại bệnh này thường sẽ rơi vào khoảng từ tháng 3 – 5 đến từ tháng 8 – 9 hằng năm. Nếu như dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng không có phương pháp điều trị kịp thời hay không được phát hiện sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh tay chân miệng thường chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là loại Enterovirus typ 71 và loại Coxsackie A16. Trong đó, virus Enterovirus 71 (EV71) sẽ có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm như, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm não và viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong. Ngược lại, virus Coxsackie A16 ít biến chứng về dây thần kinh và có thể bình phục chỉ trong vài ngày.
Ngoài 2 loại Enterovirus typ 71 và Coxsackie A16, một số chủng virus thuộc nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hay virus Coxsackie thuộc nhóm B (B1, B3, B5) cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Triệu chứng qua từng giai đoạn
– Giai đoạn 1: Giai đoạn thời gian ủ bệnh thường diễn ra từ 3 đến 7 ngày. Giai đoạn khởi phát bắt đầu từ 1 đến 2 ngày với các triệu chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ em như đau họng, biếng ăn, trẻ quấy khóc hơn, sốt nhẹ, mệt mỏi, bị tiêu chảy vài lần trong ngày.
– Giai đoạn 2: Giai đoạn toàn phát, bệnh có thể kéo dài 3 đến 10 ngày với nhiều biểu hiện bệnh chân tay miệng ở trẻ điển hình của bệnh: Loét miệng; Phát ban dạng phỏng nước; Sốt nhẹ, nôn.
Riêng đối với trường hợp trẻ bị sốt uống thuốc không hạ thì các bậc phụ huynh phải theo dõi và điều trị kịp thời. Bởi vì bé có thể gây biến chứng thần kinh, biến chứng tim mạch, hô hấp.
Bên cạnh đó, tay chân miệng là bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi). Tuy nhiên, người lớn vẫn hoàn toàn có thể mắc bệnh do hệ miễn dịch của cơ thể không thể chống lại loại virus này.