Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt nhất đối với trẻ trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng thứ 6, do trẻ phát triển nhanh sẽ khiến nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn. Vì thế, ngoài sữa mẹ, để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, trẻ cần được ăn bổ sung thêm những loại thực phẩm phù hợp. Cùng nestle ptit gourmand tìm hiểu nào!
Ăn bổ sung sao cho hợp lý
Ăn bổ sung hợp lý là cho trẻ ăn thêm các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ như sữa chua, váng sữa, bột, bánh… hợp lý theo thời điểm, độ tuổi, khẩu phần, chất lượng và cân đối các thành phần dinh dưỡng có trong sản phẩm
Khi nào nên cho trẻ bắt đầu ăn bổ sung
Sau 6 tháng, hệ tiêu hoá của trẻ lúc này đã phát triển tương đối hoàn thiện để có thể tiêu hoá được một số loại thức ăn đơn giản. Do vậy, đây chính là thời điểm thích hợp để cho trẻ ăn bổ sung. Việc cho trẻ ăn quá sớm dễ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu cho trẻ ăn bổ sung quá muộn cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển và sức khỏe của trẻ.
Nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung
Khi cho trẻ ăn thực phẩm bổ sung, các mẹ cần tuân theo nguyên tắc từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều. Trong vài ngày đầu, khi trẻ mới tập ăn, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn các loại thực phẩm loãng, mềm sau đó đến các loại thực phẩm đặc và sảnh hơn, bắt đầu ăn từ ít vài ba thìa rồi tăng lên nửa bát, một bát theo lứa tuổi và tập cho trẻ làm quen với từng loại thức ăn.
Các nhóm chất quan trọng
Do trẻ cần rất nhiều chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể. Do đó, thức ăn bổ sung của trẻ cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và các nhóm chất cơ bản sau:
- Chất đạm: nguồn động vật (thịt, cá, trứng, sữa…), nguồn thực vật (đậu, đỗ, vừng/mè, lạc/đậu phộng…).
- Chất đường bột: gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn…
- Chất béo: dầu, mỡ, bơ.
- Vitamin và chất khoáng: rau, quả, đặc biệt ưu tiên lựa chọn các loại rau có màu xanh thẫm (rau ngót, rau muống, rau dền, mồng tơi, rau cải…) và các loại quả có màu vàng (đu đủ, xoài, hồng, chuối…).
Đọc thêm: Nestle ptit gourmand: Vì sao cần bổ sung dinh dưỡng cho bé