Việc ăn dặm sẽ giúp bé tập làm quen với các loại thực phẩm mới ngoài sữa mẹ để có thêm nhiều dưỡng chất cần thiết và quan trọng trong giai đoạn phát triển của mình. Tuy nhiên, việc bắt đầu ăn dặm với bột ăn dặm ngọt cần phân bổ như thế nào trong ngày sao cho hợp lý? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Vì sao cần phải lên lịch ăn dặm cho bé
Việc lên kế hoạch và lịch ăn dặm cho bé là công việc quan trọng và cần thiết, giúp mẹ chủ động trong việc tập ăn cho bé và cũng như phân bổ về thời gian và lượng thức ăn phù hợp mỗi bữa để giúp bé có thể hấp thu vừa đủ và kịp thời.
Khác với người lớn, hệ tiêu hoá vô cùng mỏng manh của bé chỉ có khả năng tiếp thu và dung nạp được một lượng thức ăn nhất định. Nhưng cũng trong thời gian này, việc bổ sung các dinh dưỡng cần thiết và kịp thời sẽ giúp bé phát triển mạnh mẽ và tối ưu hơn. Chính vì thế, việc phân bổ thời gian ăn dặm cho bé một cách khoa học và chính xác sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích đối với bé.
Gợi ý về lịch ăn dặm cho bé khi mới bắt đầu
Để đảm bảo dinh dưỡng cũng như năng lượng cần thiết, mỗi ngày, bé cần được ăn từ 4-6 bữa. Trong đó bao gồm 3 -4 bữa chính và 1-2 bữa phụ. Bên cạnh đó, sữa mẹ cũng cần được duy trì trong giai đoạn này. Dưới đây là lịch ăn dặm tham khảo cho bé khi mới bắt đầu:
Lịch ăn dặm gợi ý
Bữa sáng: Bột ăn dặm hoặc cháo thịt/ cá
Bữa phụ: Váng sữa/ sữa chua/ nước ép rau củ quả
Bữa trưa: Bột ăn dặm hoặc cháo rau củ quả
Bữa phụ: Rau củ quả nghiền/ nước ép trái cây/ bánh ăn dặm
Bữa tối: Bột ăn dặm hoặc cháo thịt/ cá kết hợp với rau củ.
Ở giai đoạn đầu khi mới tập ăn dặm, sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính dành cho bé. Việc bổ sung thêm các sản phẩm ăn dặm chỉ là khởi đầu giúp bé tập làm quen với các loại thực phẩm mới. Các mẹ hãy dựa vào lịch trình sinh hoạt, bú sữa, ăn dặm và ngủ nghỉ riêng của con mình để thiết kế thời gian cho bé ăn dặm được phù hợp nhất nhé!