Tình trạng nghẹt mũi không phải là điều hiếm gặp ở trẻ sơ sinh nhưng khi tình trạng này xảy ra, sẽ gây ra rất nhiều sự khó chịu cho cả trẻ và ba mẹ. Mời cả nhà cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi và cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi.
Tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh nguyên nhân do đâu?
Tình trạng nghẹt mũi thường xuyên có thể làm bé bị nghẹt mũi khó thở dẫn đến việc khó ngủ về đêm ở trẻ. Ngoài ra, trẻ có thể hình thành thói quen thở bằng miệng và điều này không hề tốt cho việc hô hấp của trẻ. Hãy cùng mình điểm qua những nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi nhé:
- Môi trường thiếu độ ẩm
- Trẻ bị cảm cúm hoặc viêm xoang
- Virus gây ra bệnh về đường hô hấp
- Trẻ ở trong môi trường nhiều khói bụi, khói thuốc lá, nước hoa,…
Trẻ sơ sinh nghẹt mũi cần làm gì?
Có thể nói nghẹt mũi không phải là tình trạng quá nguy hiểm như là sốt cao hay mọc răng nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ sau này. Sau đây là 1 số phương pháp ba mẹ có thể áp dụng để chữa nghẹt mũi cho trẻ:
- Ba mẹ có thể sử dụng thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh, ở thời điểm hiện tại dạng nhỏ giọt và dạng xịt là 2 dạng phổ biến nhất. Ba mẹ có thể tham khảo những loại thuốc sau đây: nước muối sinh lý, thuốc sát khuẩn giúp điều trị nghẹt mũi, thuốc giãn mạch, thuốc co mạch và các thuốc xịt thông mũi kháng viêm.
Massage phần cánh mũi để tạo điều kiện cho dịch mũi loãng ra và chảy ra ngoài dễ dàng. Ba hoặc mẹ hãy dùng ngón trỏ và ngón cái massage dọc theo 2 bên phần cánh mũi, lặp lại động tác này nhiều lần và nên massage sau khi đã sử dụng nước muối sinh lý để tăng thêm độ hiệu quả.
Xông hơi cũng là phương pháp không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có thể áp dụng. Chúng ta không thể phủ nhận ưu điểm của xông hơi là nó sẽ tác động gián tiếp vào mũi của trẻ. Tuy nhiên, khi xông hơi ba mẹ cần đặt chậu nước vừa đủ xa để không làm bỏng da của trẻ. Bên cạnh đó, về đêm ba mẹ có thể kê gối cao để cho trẻ dễ thở hơn.