Phải Làm Gì Khi Trẻ Sốt Cao 40 Độ Không Hạ?

Ở trẻ em, sốt là một cơ chế quan trọng trong quá trình bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và là một trong những dấu hiệu lâm sàng rất thường gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau trong suốt thời kỳ thơ ấu. Sốt đôi khi cũng xuất hiện do sự tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài như: thời tiết nóng bức, sau khi tiêm chủng vắc xin…. Nhưng nếu trẻ sốt cao 40 độ không hạ lại gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng. 

Sốt là một triệu chứng nghiêm trọng của các bệnh lý

Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn các bệnh lý liên quan đến sốt và cách điều trị nhé.

Viêm họng ở trẻ em

Viêm họng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm tai, viêm xoang, viêm phổi, viêm màng não và sốt thấp khớp. Viêm họng có thể gây ra các cơn sốt cao và làm trẻ mệt mỏi. Vậy tre em viem hong uong thuoc gi?

  • Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Advil hoặc Aleve, có tác dụng giảm đau và chống viêm, hạ sốt, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và làm dịu các triệu chứng sưng tấy khi đau.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Penicillin V, Amoxicillin, Penicillin G benzathinE, Erythromycin ethyl succinate (ví dụ như E-Mycin)
  • Viên ngậm chữa đau họng và siro ho có xu hướng kích thích cơ chế tiết nước bọt, giúp giữ ẩm cho cổ họng, giảm sự đau rát vùng cổ họng.
  • Uống nhiều nước giúp giữ ẩm cho các màng nhầy, tăng cường khả năng chống vi khuẩn và các chất kích thích.

Viêm đường hô hấp trên 

Là tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên. Đây là bệnh dễ tái phát nhiều lần do vậy khiến nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy cách điều trị nào hiệu quả nhất đối với trẻ bị viêm đường hô hấp trên?

  •  Điều trị bằng thuốc: chủ yếu là sử dụng các loại thuốc để giảm ho, giảm sốt, chống viêm tại chỗ, hoặc kháng sinh, kháng viêm. Lưu ý là nên dùng thuốc theo tình trạng bệnh của bé và phải có chỉ định của bác sĩ.
  • Với trẻ sốt cao trên 38.5 độ C: vẫn tiếp tục lau nước ấm ở các vùng trán, nách, bẹn cho bé. Cho bé uống thuốc hạ sốt loại hoặc đặt hậu môn (thuốc paracetamol với liều từ 10 – 15mg/kg/lần). Sau 4 – 6 tiếng có thể tiếp tục sử dụng thuốc hạ sốt nếu nhiệt độ cơ thể bé vẫn chưa giảm.

Viêm phế quản cấp ở trẻ em

Viêm phế quản cấp ở trẻ em là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị phù nề do viêm nhiễm. Ở đối tượng trẻ nhỏ bệnh thường khó chẩn đoán và thường xuất hiện cùng các nhu mô phổi hoặc đường hô hấp bị viêm nhiễm. 

Khi trẻ có triệu chứng viêm phế quản cấp, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, tránh để xảy ra biến chứng.

Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi phát hiện trẻ có triệu chứng viêm phế quản cấp

Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản cấp, hãy lưu ý tới một vài điều sau:

  • Luôn giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh. Tuy nhiên trẻ cũng không cần thiết phải mặc quá nhiều lớp quần áo gây nóng bức và khó thở.
  • Hãy chú ý tới mũi họng của trẻ, vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý và nếu thấy nước mũi ra nhiều thì hãy lấy thường xuyên để trẻ dễ thở hơn. 
  • Cho trẻ uống nước hoa quả hoặc canh súp giúp làm tan bớt dịch nhầy giúp trẻ dễ thở hơn.

Bố mẹ không được tự ý mua thuốc để điều trị cho trẻ. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bố mẹ cần đưa con đến các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *