Hiện nay, tình trạng sốt phát ban ở trẻ sơ sinh có thể được đánh giá là triệu chứng bệnh lý tương đối phổ biến. Vì vậy, khi thấy con em mình có những dấu hiệu này các bậc cha mẹ cần theo dõi và chăm sóc đúng cách để tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như sự phát triển của trẻ.
Trẻ nhỏ bị sốt phát ban có nguy hiểm không ?
Một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh là việc trẻ bị sốt. Sốt có thể gây ra một số biến chứng ở trẻ nếu không được xử trí đúng cách như co giật, mất nước, suy kiệt,… Sốt cao kèm phát ban là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến khi trẻ gặp phải. Theo sự nhận xét từ các chuyên gia y tế thì sốt cao phát ban là một căn bệnh bệnh truyền nhiễm lành tính, bệnh khởi phát do virus gây ra với triệu chứng điển hình là sốt và xuất hiện những nốt ban màu hồng nở rộ trên da. Mặc dù không phải là bệnh quá nghiêm trọng, nhưng trong một vài trường hợp hiếm, tình trạng sốt quá cao có thể dẫn đến biến chứng.
Bệnh này hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 36 tháng tuổi. Độ tuổi này là giai đoạn cơ thể có sức đề kháng kém, dễ bị virus tấn công gây tình trạng phát ban, mẩn đỏ trên cơ thể bé như virus sởi, bệnh Rubella, một số loại vi khuẩn đường ruột khác. Thời gian ủ bệnh, phát bệnh rơi vào khoảng một tuần, tùy vào thể trạng và nguyên nhân gây ra bệnh ở trẻ.
Với lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa, cha mẹ có thể cho trẻ dùng các thuốc giảm đau hạ sốt không kê đơn để hạ sốt, chẳng hạn như acetaminophen, paracetamol hoặc ibuprofen, … Sau sốt trẻ phát ban khắp nơi trên người, thông thường tình trạng này sẽ xuất hiện một đến vài ngày từ khi trẻ có biểu hiện sốt. Các bậc phụ huynh cần học cách chăm sóc trẻ bị phát ban đúng cách, bởi vì khi đó sẽ không để lại các vết thâm trên da trẻ sau này. Hầu hết các bé đều có kháng thể đối với loại bệnh này sau 1 lần nhiễm bệnh ở độ tuổi đến trường. Cần rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa virus lây truyền cho bất kỳ đứa trẻ chưa được miễn dịch bởi căn bệnh này.