Sốt phát ban ở trẻ được biết đến là tình trạng khá phổ biến. Nhưng tuy vậy, không phải các bậc làm cha mẹ nào cũng biết cách chăm sóc khi trẻ bị sốt phát ban. Chính vì vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người đọc thêm nhiều kiến thức khi chăm sóc trẻ bị sốt phát ban.
Trẻ bị sốt phát ban có nguy hiểm không ?
Sốt cao kèm phát ban là căn bệnh thường xảy ra ở những bé trong giai đoạn từ 6 tháng tới 5 tuổi. Chính vì đây là những thời điểm mà hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và chưa thể đối kháng với các loại virus và vi khuẩn gây bệnh tạo ra. Còn với những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, các kháng thể được cơ thể mẹ truyền sang cho bé trong thời kỳ mang thai có thể bảo vệ chúng khỏi sốt phát ban trong vòng 5 đến 6 tháng đầu đời. Đối với những trẻ sốt cao phát ban, thời gian ủ bệnh đến khi bộc phát sẽ rơi vào khoảng khoảng 7 ngày. Sau đó, đến khi nào trẻ được hạ sốt thì mới bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban trên người, trên thực tế, tình trạng phổ biến sẽ là sốt 3 ngày rồi phát ban. Bệnh này tuy không gây nguy hiểm, nhưng chúng lại có khả năng lây lan nhanh và rộng chỉ trong thời gian rất ngắn. Do đó, khi phát hiện thấy trẻ nhỏ trong độ tuổi đến trường bị phát ban, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi, cách ly và chăm sóc tích cực tại nhà nhằm hạn chế lây nhiễm cho những đứa trẻ khác.
Vì những đặc điểm nổi bật của bệnh sốt này chính là sau sốt trẻ phát ban. Cơ thế bé sẽ bắt đầu có những nốt phát ban xuất hiện trên da sau khi sốt cao, nên khi trẻ nhiễm bệnh gia đình cần cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Hạn chế không sử dụng các loại áo quần chật, bó sát, thường gây kích ứng da trẻ ở giai đoạn nhạy cảm này. Sốt phát ban là căn bệnh lành tính và để lại ít các biến chứng nguy hiểm. Sau khi đã khỏi sốt, nên bổ sung thêm các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C, hoặc sử dụng các loại rau xanh cho trẻ ăn thêm. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh, cho trẻ bú thêm nhiều sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất cho bé bổ sung các năng lượng và khoáng chất cần thiết cho việc phục hồi.