Trong quá trình mang thai, đi cùng sự thay đổi của cơ thể bà bầu đó là những cơn đau nhức khó chịu. Vậy có bầu uống thuốc giảm đau được không? Dùng thuốc thế nào cho an toàn cho sức khỏe?
Có nên dùng thuốc giảm đau?
Theo Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA), việc bà bầu sử dụng thuốc giảm đau trong thời kỳ mang thai cần được chỉ định từ bác sĩ. Sức khỏe của phụ nữ mang thai cực kỳ nhạy cảm với bất cứ thứ gì được đưa vào cơ thể, từ thực phẩm cho đến các loại thuốc.
Đau đầu 3 tháng cuối thai kỳ là hiện tượng không ít mẹ bầu gặp phải. Khi không được điều trị thích hợp, những cơn đau nhức sẽ khiến thai phụ mệt mỏi, lo lắng và làm tăng huyết áp.

Với những cơn đau nặng và kéo dài, thông thường là các loại thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm không steroid (NSAID), các dẫn chất opioid và paracetamol. Mỗi thuốc đều có chống chỉ định khác nhau, do đó bà bầu không nên tự ý dùng mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Các chuyên gia của FDA sau khi nghiên cứu về ảnh hưởng của các loại thuốc trên cho biết:
Nhóm thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (NSAID) ẩn chứa nguy cơ gây sẩy thai, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nhóm này bao gồm các loại thuốc: ibuprofen, naproxen, diclofenac, celecoxib.
Về các dẫn chất opioid, có tác dụng phụ là có thể gây khiếm khuyết tới trẻ sơ sinh đặc biệt là các cơ quan như não, cột sống, tủy sống, nếu bà bầu dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Những loại thuốc thuộc nhóm này: oxycodone, hydrocodone, hydromorphone, morphin và codein.

Khi bà bầu dùng paracetamol trong quá trình mang thai (không tính riêng bất cứ tam cá nguyệt nào) thì trẻ sơ sinh dễ bị hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Acetaminophen (Paracetamol) rất phổ biến dùng để trị ho, cảm cúm, giảm đau nhức…
Vậy bà bầu nên làm thế nào để giảm đau? Việc dùng thuốc ở phụ nữ mang thai, trong bất cứ trường hợp nào, không chỉ giảm đau, đều phải tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ để hạn chế nhất có thể các rủi ro cho sức khỏe cả mẹ lẫn bé.