Trong quá trình lựa chọn các sản phẩm sữa phù hợp cho bé, đôi khi các bậc phụ huynh vẫn bị nhầm lẫn giữa thuật ngữ “sữa non” và “sữa công thức”. Vậy hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự khác nhau giữa hai loại sữa này và những lưu ý khi sử dụng sản phẩm nhé!
Sữa non là gì?
Sữa non (hay còn gọi là sữa đầu) là sữa của người mẹ được hình thành khi sản phụ mang thai từ tháng thứ 7 trở đi. Sữa non được tạo ra thông qua quá trình thay đổi hormone của người mẹ. Nếu được cho bú đúng thời điểm, có thể nói sữa non chính là loại thức ăn đầu tiên mà bé tiếp xúc sau khi chào đời. Mặc dù với số lượng không nhiều, nhưng sữa non lại chứa rất nhiều dưỡng chất vô cùng quan trọng, có khả năng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu rủi ro mắc bệnh ở trẻ trong những tháng đầu đời.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng sữa non có hàm lượng dưỡng chất cao gấp 10 lần so với sữa chuyển tiếp (từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 sau sinh) và sữa trưởng thành (từ ngày thứ 11 trở đi sau sinh) giúp trẻ chống lại sự nhiễm trùng, phát triển não bộ và hỗ trợ hệ miễn dịch và tiêu hoá của bé.
Sữa công thức là gì?
Sữa công thức là sản phẩm được sản xuất từ sữa động vật và được xử lí thông qua dây chuyền sản xuất cung cấp các loại dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và có thể bảo quản được lâu dài và tiện trong việc vận chuyển.
Sữa công thức phù hợp với những đối tượng cần được cung cấp dinh dưỡng trong những giai đoạn đặc biệt như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai …
Thành phần chính của sữa chủ yếu chính là protein, carbohydrate, chất béo, canxi, chất khoáng,… nhằm cung cấp, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đồng thời cải thiện sức khoẻ và giúp hạn chế tình trạng thiếu hụt dưỡng chất trong quá trình phát triển.
Với sữa công thức, cụ thể là sữa nan nestle, khi sử dụng, cần tìm hiểu kỹ về cách pha sữa nan phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao nhất cho bé khi sử dụng.