Ăn dặm được xem là giai đoạn quan trọng giúp bé thích nghi, tìm hiểu với thế giới những thực phẩm mới như bánh ăn dặm gerber cũng như hình thành thói quen ăn uống tốt sau này. Đây cũng là bước quan trọng để bổ sung cho bé những dưỡng chất thiết yếu giúp bé phát triển toàn diện về trí não lẫn thể chất. Hãy cùng tìm hiểu những quy tắc ăn dặm cho con, mẹ cần biết để con có bước khởi đầu tốt đẹp nhé!
Khi nào nên giới thiệu thức ăn mới cho bé?
Hãy giới thiệu đến con thức ăn mới khi con ít quấy và mẹ đang thấy thoải mái. Đó có thể là sau khi bé vừa ngủ sáng dậy hoặc giữa ngày (cữ trưa). Khi bé không quá buồn ngủ hoặc mệt, khả năng bé “cự tuyệt” thức ăn nói chung ít hơn, cũng như thức ăn mới nói riêng. Mẹ cũng cần giảm thiểu sự sao lãng của con nữa. Để bắt đầu, mẹ nên cho con ăn nửa muỗng vì phần lớn thức ăn cũng rơi ra khỏi miệng con trong quá trình con ăn. Hãy để cho con có thời gian học phản xạ đối với việc ăn bằng muỗng.
Làm gì khi bé từ chối thức ăn dặm?

Việc tập cho con ăn dặm có thể mất đến vài tuần làm quen trước khi con có thể bắt đầu quen với việc ăn từ chén, tô. Một số bé có thể mất nhiều thời gian hơn để điều chỉnh việc ăn, chủ yếu là do việc ăn từ muỗng, nhai và nuốt. Cụ thể phản xạ đẩy lưỡi thường biến mất sau khoảng tháng thứ 4. Như MarryBaby đã nói, việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn của bậc phụ huynh, do vậy phụ huynh không nên chán nản bỏ cuộc mà hãy thử lại vào ngày khác. Vấn đề chính ở đây là bạn cần phải có sự chuẩn bị sẵn sàng và thoải mái để thiên thần của bạn điều chỉnh sự thay đổi này. Ngoài ra, đôi lúc con có thể thích món gì đó khác món bột gạo nhàm chán dành cho bé, các bậc phụ huynh có thể thử thay bằng rau củ hoặc trái cây xay nhuyễn, mịn.