Mặc dù là bệnh chân tay miệng lành tính song nếu không chữa trị kịp thời, khi trẻ bị nặng sẽ gây biến chứng viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp, viêm não, . .. và đe doạ tính mạng trẻ. Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, có dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ điển hình là sốt, đau cơ, tổn thương niêm mạc miệng và da thường ở dạng mụn nước nổi rải rác ở lòng bàn tay, gan bàn chân và phía trong hậu môn của trẻ, đầu gối và mông. 

Có trẻ nhỏ bị chân tay miệng không có biểu hiện của bệnh

Có trẻ bị chân tay miệng không có biểu hiện của bệnh 

Thông thường sẽ có những biểu hiện của bệnh chân tay miệng ở trẻ em ban đầu là mệt, sốt (38 – 38,5 độ C) , đau họng, sổ mũi xảy ra liên tục nhiều ngày. Sau đó sẽ xuất hiện những mụn nước ở niêm mạc miệng, chủ yếu là ở phía bên má, lợi và mặt trước của lưỡi; các mụn này có kích thước nhỏ (2 – 3 mm) nổi trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng dập vỡ rất nhanh chóng tạo thành những vết loét gây đau rát. Mụn nước và bọng nước sẽ tiếp tục xuất hiện ở chân, tay, thậm chí có những mụn nước hoặc bọng nước ở mông. 

Chính vì lý do trên nên một số người cho rằng khi bị bệnh chân tay miệng trẻ sẽ có những triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không điển hình và triệu chứng trên không rõ ràng, ví dụ có loét miệng, nhưng không phải dạng bóng nước, mà là nổi nốt hay hồng ban. Điều này khiến người thân nhầm lẫn với những trẻ khác nên chỉ được phát hiện khi bệnh đã trở nặng. 

Hầu hết các trường hợp trẻ em bị mắc chân tay miệng đều ở giai đoạn nhẹ nên có thể tự điều trị. Tuy nhiên, bệnh đang ngày càng gia tăng mức độ nghiêm trọng và đặc biệt có nhiều trường hợp khi đã ở thể nặng có biến chứng cao huyết áp, tim nhanh. 

Trẻ em có dấu hiệu bị mắc chân tay miệng

Trong một số trường hợp, triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em hay nhầm lẫn khiến cha mẹ nhận biết chậm. Theo đó, khi trẻ có biểu hiện sốt ở trẻ em, chảy nước mũi, nguyên nhân là do bị loét miệng không ăn được thì phụ huynh dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của sự mọc răng. Trẻ bị nổi mẩn vùng bẹn, vùng mông dễ tưởng nhầm con bị hăm tã (do trẻ thay bỉm liên tục và tái đi tái nhiều lần) . 

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *