Sau 6 tháng, bé chính thức “tạm biệt” các món bột ngọt thân quen và bắt đầu chuyển sang bột mặn ăn dặm để kích thích vị giác hơn rồi. Quy tắc để lựa chọn hoặc chế biến bột mặn mà mẹ cần lưu ý chính là phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất cơ bản là: Bột, đạm, vitamin – khoáng chất, và chất béo để bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho bé

Cách chế biến bột mặn ăn dặm cho bé

Nếu bột ngọt ăn dặm được chế biến từ thành phần sữa kèm với các loại rau củ nghiền nhỏ, thì bột mặn ăn dặm sẽ được bổ sung thêm các loại đạm động vật như thịt, cá, hải sản. Một lưu ý quan trọng khi nấu bột mặn cho bé đó chính là bạn đừng nên bỏ sữa. Đây cũng chính là điểm khác nhau nổi bật giữa cách chế biến bột ngọt và bột mặn ăn dặm.

Những lưu ý khi chế biến bột mặn ăn dặm cho bé

Dưới đây là một số vấn đề mẹ cần lưu ý khi chế biến bột mặn cho bé:

  • Chọn bột ăn dặm phù hợp với tháng tuổi: Tùy vào từng giai đoạn của bé mà mẹ sẽ điều chỉnh bột lỏng hay đặc sao cho phù hợp. Bé càng lớn, thức ăn cần có độ thô phù hợp để không ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá và nhai nuốt của bé.
  • Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé: kết hợp các loại rau củ nhiều màu để đa dạng hoá các loại vitamin và khoáng chất cho con. Và đa dạng hoá thực đơn mỗi ngày để con được cung cấp nhiều loại hợp chất tốt cho sức khỏe. 
  • Chọn nguyên liệu ăn toàn: Mẹ cần lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, không dập úng, hạn chế tối đa các loại thực phẩm đóng hộp và không dùng phần mỡ của thịt khi nấu cho con.
  • Đảm bảo nhóm dinh dưỡng: mẹ nhớ cần đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết là đạm, tinh bột, chất béo và vitamin/ khoáng chất nhé.
Bột ăn dặm kết hợp với các thực phẩm tươi

Gợi ý thực đơn bột mặn ăn dặm 

  • Bé từ 6 đến 8 tháng tuổi:

Một vài ghi nhớ mà mẹ cần chú ý:

  • Liều lượng ăn: mẹ cho bé ăn theo nhu cầu phù hợp, từ ít đến nhiều.
  • Độ thô của thức ăn cho trẻ ăn dặm: bắt đầu từ nghiền nhuyễn, ăn từ loãng đến đặc
  • Một số món ăn: Cháo cá cà rốt, Bột thịt rau củ, Cháo tôm rau dền…
  • Bé từ 9 đến 10 tháng tuổi:

Ở độ tuổi này, bé có thể thử nhiều loại thực phẩm đa dạng hơn. Và mẹ có thể nấu nhiều món hơn cho bé trải nghiệm:

Một vài món gợi ý: Cháo lươn khoai môn, cháo gà nấm rơm, đậu Hà Lan và bí đỏ

  • Bột mặn ăn dặm cho trẻ từ 11 – 12 tháng tuổi

Từ 11 tháng trở đi, bé đã có thể ăn bột hoặc cháo đặc hơn, rau củ quả cắt thô hơn. Giai đoạn này là thời gian bé bắt đầu tập đi và đứng nên cần được bổ sung dưỡng chất để có thể phát triển hiệu quả hơn

Một số món gợi ý: Tôm luộc cùng bông cải xanh, cà rốt, Cháo chim bồ câu đậu xanh hạt sen, Cháo gà nấu với cà rốt và hoa lơ xanh…

Đọc thêm: Cho bé ăn bột mặn ăn dặm khi nào?

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *