Bên cạnh bột ăn dặm ngọt, bột mặn ăn dặm có thể cho bé ăn tù 6 tháng tuổi để làm quen với hương vị các món ăn mới. Dưới đây là những điều mẹ cần biết về bột mặn ăn dặm cho bé.
Tìm hiểu về bột ăn dặm mặn cho trẻ
Khác với bột ăn dặm ngọt thường làm từ rau củ, trái cây thì bột ăn dặm mặn sẽ có thịt gà, cá, tôm, cua, trứng… vốn giàu protein và muối. Khi ăn bột mặn bé sẽ được kích thích vị giác, giàu dinh dưỡng cho sức khỏe so với ăn bột ngọt.
Sử dụng bột mặn ăn dặm có hương vị đa dạng, không bị ngấy.
Bột mặn rất dễ nấu, mẹ có thể chọn nhiều thực phẩm tươi sống như thịt, cá, rau, đậu… từ đó tạo nên món ăn vừa miệng, hấp dẫn bé. Dinh dưỡng tốt cho phát triển não bộ: acid amin thiết yếu (histidine, lysine, threonine…) và một số chất béo tốt (DHA, EPA, Omega 3, 6, 9…).

Không có một quy chuẩn nào về thời điểm cho bé ăn bột mặn, tùy theo nhiều yếu tố như:
Độ tuổi: 6 tháng rưỡi đến 7 tháng tuổi trở lên.
Thông thường nên cho bé ăn bột mặn là sau 2-4 tuần kể từ thời điểm bé bắt đầu ăn dặm, phải đảm bảo bé tiêu hóa, hấp thu tốt.
Thời điểm ăn dặm cũng phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của bé. Vào tháng thứ 7 bé sẽ cần thêm chất đạm giàu năng lượng và dễ hấp thu cũng như dầu (chất béo) để phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Bột ăn dặm ngọt không thể cung cấp các dưỡng chất này do đó mẹ cần phải bổ sung thông qua các thực phẩm nguồn gốc động vật và đồng thời bé cần ăn với lượng nhiều hơn mới đáp ứng đủ nhu cầu từ giai đoạn tuổi này trở đi.
Khi hệ tiêu hóa của bé đã tiết đủ số lượng men tiêu hóa, là thời điểm rất phù hợp để hấp thu dinh dưỡng từ thịt cá, trứng… Việc cho ăn dặm đúng lúc hạn chế nhiều vấn đề khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy thường gặp khi bé mới ăn dặm lần đầu. Do đó mẹ nên chuẩn bị đầy đủ thực đơn ăn bột mặn với nhiều món khác nhau để bé yêu hứng thú ăn uống hơn nhé!
Đọc thêm: Hướng dẫn mẹ nấu bột mặn ăn dặm cho bé