Thời điểm giao mùa cũng là lúc bệnh tay chân miệng bùng phát và là mối lo ngại của rất nhiều bậc phụ huynh. Các bậc cha mẹ cần kết hợp giữa việc điều trị y tế và chăm sóc tại nhà để giúp cho trẻ được phục hồi nhanh hơn. Bố mẹ hãy cùng điểm qua những nguyên nhân bị tay chân miệng ở trẻ em, dấu hiệu tay chân miệng ở bé và cách phòng ngừa qua bài viết sau nhé!

Phát ban và viêm loét toàn thân là biểu hiện dễ thấy ở bệnh tay chân miệng

Làm thế nào để nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ?

Biểu hiện của bệnh chân tay miệng ở trẻ em sẽ được thể hiện rõ ràng bắt đầu từ giai đoạn 2 trở đi. Nào hãy cùng tìm hiểu về 4 giai đoạn của chân tay miệng gồm:

  • Từ 3 – 6 ngày sau khi virus xâm nhập vào cơ thể thì lúc này trẻ vẫn sinh hoạt bình thường và chưa có bất kỳ biểu hiện ra bên ngoài. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn ủ bệnh.
  • Tiếp theo sau đó triệu chứng tay chân miệng ở bé sẽ xuất hiện như đau họng, sốt nhẹ, tiêu chảy và sổ mũi. Giai đoạn này thường kéo dài thì 1 – 2 ngày và được gọi là giai đoạn khởi phát.
  • Giai đoạn sau đó kéo dài từ 3 – 7 ngày kèm theo những triệu chứng như viêm loét miệng và phát ban toàn thân. Ba mẹ phải hết sức lưu ý vì ở giai đoạn này sẽ xuất hiện các biến chứng như là buồn nôn, rối loạn tri giác, lơ mơ và co giật,… 
  • Cuối cùng là giai đoạn lui bệnh kéo dài từ 7 – 10 ngày, nếu xuất hiện những biến chứng như bứt rứt, ói nhiều và ngủ lịm, dễ giật mình, khó thở,…thì cần phải đưa đến bệnh viện để được khám và điều trị.
Dinh dưỡng cũng cần được chú trọng trong quá trình trẻ bị chân tay miệng

Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ như thế nào?

Sốt ở trẻ em là điều không thể tránh khỏi trong giai đoạn trẻ bị tay chân miệng ba mẹ có dùng Paracetamol như Hapacol khi nhiệt độ của trẻ trên 38 độ và để mua thuốc hapacol 250 giá tốt, ba mẹ nên đến những cửa hàng dược uy tín.

Vệ sinh cho trẻ bằng dung dịch sát khuẩn, súc miệng 2 lần vào buổi sáng sau khi đánh răng và buổi tối trước khi ngủ. Ngoài ra, ba mẹ có thể dùng dung dịch sát khuẩn lên các vùng bị tổn thương do phát ban và bỏng nước.

Cách ly bé bị bệnh với những đứa trẻ khác và thường xuyên tắm rửa bằng nước sạch để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

Ba mẹ có thể nấu cháo hoặc các loại súp để cho trẻ dễ hấp thụ và bổ sung đầy đủ nước.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *