Những Điều Cần Biết Về Các Thuốc Giảm Đau Hạ Sốt

Các thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng phổ biến trong nhiều trường hợp bệnh ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Để thuốc phát huy hiệu quả và an toàn, bạn nên tìm hiểu cách sử dụng sao cho hợp lý.

1/ Khi nào nên dùng thuốc để hạ sốt?

Để chống lại tác nhân gây bệnh, cơ thể tự vệ bằng cách tăng nhiệt độ lên và đó chính là sốt. Các tác nhân thường là vi khuẩn, vi rút…

Sốt có nhiều mức độ. Nhưng nhìn chung, nếu chỉ sốt nhẹ dưới 38,5 độ C (người lớn & trẻ nhỏ) thì chỉ cần áp dụng các phương pháp làm mát hạ nhiệt cơ thể như chườm ấm, nghỉ ngơi, nới bớt quần áo…

Nếu sốt cao trên 38,5 độ C cần dùng thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm. Đặc biệt ở trẻ em khi thân nhiệt cao trên từ 39 độ C đến 40 độ C có thể gây co giật, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Sử dụng thuốc hạ sốt trong trường hợp sốt cao
Sử dụng thuốc hạ sốt trong trường hợp sốt cao

2/ Phân biệt các thuốc hạ sốt giảm đau

Các loại thuốc hạ sốt phổ biến hiện nay như sau:

Ibuprofen 

Tác dụng: hạ sốt, giảm đau, chống viêm và kháng viêm.

Được bào chế ở 2 dạng đó là viên nang và dạng siro.

Ở người lớn, liều lượng phù hợp là 3 – 4 viên/ngày. Không sử dụng ở đối tượng mẫn cảm với thành phần thuốc, trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng, suy tim, suy gan, suy thận…

Paracetamol

Tác dụng: giúp hạ sốt , giảm thân nhiệt, các trường hợp đau nhức như đau đầu, đau khớp, đau răng…

Được bào chế ở nhiều dạng như thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh, viên nang, viên sủi, siro uống…

Tùy theo độ tuổi mà liều dùng khác nhau, do đó trước khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn. Thuốc có hiệu lực từ 30 – 60 phút sau khi uống, tác dụng kéo dài 3 – 4 giờ.

Chú ý dùng thuốc hạ sốt phù hợp cho từng đối tượng

Không sử dụng với người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, những ai bị mắc các bệnh về tim, gan, thận và phổi, bị thiếu máu.

3/ Lưu ý 

Thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng tạm thời, nếu sốt cao không hạ trong nhiều ngày kèm các triệu chứng khác như nằm mê man li bì, mệt mỏi, mất tỉnh táo, thiếu nước nặng… người bệnh cần được đưa đi bệnh viện gấp để được điều trị kịp thời.

Đau Nhức Tai Khi Nuốt Nước Bọt Phải Làm Sao?

Đau nhức tai khi nuốt nước bọt là triệu chứng điển hình của một số bệnh viêm mũi họng phổ biến. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn để giảm tình trạng khó chịu của hiện tượng này mang lại. 

Nguyên nhân và cách điều trị

Đau nhức tai khi nuốt nước bọt là đặc điểm thường gặp của các bệnh phổ biến như viêm tai giữa, viêm họng và viêm amidan. Dựa theo từng nguyên nhân mà chúng ta có phương pháp xử lý khác nhau. 

Viêm tai giữa

Đặc điểm: Đau nhức bên trong tai, sốt cao, chảy dịch ở tai, giảm thính lực, nặng hơn có thể gây ứ mủ, đau khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt hoặc nói chuyện.

Điều trị: Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm, thuốc kháng sinh kết hợp vệ sinh tai. Nếu trong tai có mủ thì cần được trích rạch và dẫn lưu mủ ra ngoài, tiếp đến mới sử dụng thuốc giảm đau kèm theo cũng như vệ sinh tai để nhanh hồi phục.

Thuốc giảm đau được dùng để trị đau tai khi nuốt
Thuốc giảm đau được dùng để trị đau tai khi nuốt

Viêm họng

Đặc điểm: Đau họng, nhức đầu, mệt mỏi kèm theo đau buốt tai khi nuốt nước bọt, đau mũi.

Điều trị: Nếu bạn bị viêm họng do thời tiết thay đổi thì không cần dùng thuốc. Chỉ cần người bệnh nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng là các triệu chứng sẽ thuyên giảm rồi biến mất. 

Nếu bạn bị viêm họng do vi khuẩn thì cần dùng thuốc trị viêm họng, thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Để dứt tình trạng bệnh cần phải sử dụng thuốc đều đặn trong vòng 10 ngày thì mới có thể tiêu diệt hoàn toàn được vi khuẩn trong vòm họng. 

Viêm amidan

Đặc điểm: Đau nhức tai khi ăn uống, nuốt nước bọt, trò chuyện; chóng mặt, ù tai, đau họng. Thường xuyên thấy khô rát cổ họng dù uống nhiều nước. 

Viêm amidan khiến đau nhức tai khi cử động cơ miệng
Viêm amidan khiến đau nhức tai khi cử động cơ miệng

Điều trị: Các thuốc giảm đau hạ sốt và kháng sinh thường được dùng khi bị viêm amidan. Tuy nhiên dựa vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể khuyên cắt bỏ amidan nếu không đáp ứng phác đồ điều trị nội khoa. Nên nhớ rằng nếu người bệnh thực hiện phẫu thuật cắt bỏ viêm amidan hay áp dụng những thủ thuật can thiệp ngoại khoa có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và để lại di chứng sau này.Do đó những  phương pháp điều trị lành tính như dùng thuốc thường được bác sĩ ưu tiên áp dụng trước.

Sốt Cao Uống Thuốc Không Hạ – Không Phải Cứ Dùng Thuốc Là Ổn

Thông thường, nhiệt độ cơ thể của người thay đổi khi chúng ta phải vận động nhiều như chạy, nhảy hoặc trẻ em lúc đùa nghịch. Đặc biệt, trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt đều nguy hiểm. Mọi thứ trở nên đáng lưu tâm khi trẻ sốt cao uống thuốc không hạ. Vậy làm sao để sử dụng đúng thuốc và phát huy hết công dụng của chúng ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và phân tích thông qua bài viết sau đây.

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi sốt cao ?

Sốt là tình trạng gia tăng nhiệt độ trong cơ thể. Nhiệt độ đo từ nhiệt kế nếu đạt con số từ 38 độ trở lên tức là bé đang sốt. Đây được xem là một phần của đáp ứng miễn dịch từ cơ thể bạn với các tác nhân bên ngoài. Việc trẻ 3 tuổi sốt cao là tình trạng phổ biến, và việc hạ sốt trong trường hợp này cũng vô cùng quan trọng. Thậm chí trong thời gian dài nếu tình trạng sốt cứ tái đi, tái lại sẽ gây mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn thần kinh, co giật, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể hôn mê hoặc tử vong. Do vậy, những làm cha mẹ cần trang bị cho mình kiến thức, cách xử trí đúng và kịp thời khi trẻ bị sốt cao. Nên thực hiện việc sơ cứu, sử dụng các thuốc giảm đau hạ sốt đúng cách trước khi đưa được trẻ đến cơ sở y tế bác sĩ thăm khám, cũng như xác định nguyên nhân và chỉ định dùng thuốc. Việc này sẽ hạn chế được những hậu quả nặng nề, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

 Việc uống thuốc hạ sốt kịp thời kịp, đúng lúc vô cùng quan trọng với cơ thể trẻ nhỏ.
 Việc uống thuốc hạ sốt kịp thời kịp, đúng lúc vô cùng quan trọng với cơ thể trẻ nhỏ.

Paracetamol – loại dược phẩm được các bác sĩ khuyên dùng cho trẻ khi sốt. Thuốc này được sản xuất trong các sản phẩm như Hapacol, … có hàm lượng thích hợp khi dùng cho cả trẻ em và người lớn. Có thể dùng kết hợp hai loại thuốc hạ sốt khác nhau khi nhận thấy bé sốt cao 39 40 độ, không giảm hoặc vẫn có xu hướng tăng sau khi đã uống một lần thuốc. Khi trẻ nhỏ bị sốt có thể sẽ hết nhanh chóng sau vài ngày, tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Lúc này việc cần thiết nhất là nhờ đến bác sĩ để tránh được những nguy cơ khiến trẻ bị biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hapacol là thuốc hạ sốt được khuyến cáo sử dụng cho trẻ nhỏ bởi mức độ an toàn đã được kiểm chứng.
Hapacol là thuốc hạ sốt được khuyến cáo sử dụng cho trẻ nhỏ bởi mức độ an toàn đã được kiểm chứng.

Trẻ Em Sốt Cao Thì Cha Mẹ Nên Làm Thế Nào Lúc Này ?

Như chúng ta đã biết hiện nay, sốt là triệu chứng bệnh lý thường gặp ở trẻ và chúng là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Tuy vậy, không phải phụ huynh nào cũng biết cách tình trạng sức khỏe của bé và biện pháp xử lý sơ cứu ban đầu như thế nào cho an toàn. Vậy để trả lời được câu hỏi trẻ em sốt cao thì làm thế nào để xác định nguyên nhân và cách điều trị, hãy theo dõi thông qua bài đọc bên dưới.

Sốt và cách xử lý sốt cho trẻ

Trẻ thường có biểu hiện gì khi sốt cao trên 39 độ ? Làm thế nào để giúp trẻ bớt sốt ? Khi nào cần đưa trẻ cấp cứu tại các cơ sở y tế ? Khi nào nên sử dụng các thuốc giảm đau hạ sốt ? Như thế nào là chăm sóc trẻ bị sốt đúng cách tại nhà?… Tất cả nội dung đều là những điều mà các bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ đều rất quan tâm.

Thấu hiểu nỗi lo đó, chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra những phân tích như sau:

  • Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sốt cao và kéo dài. Trong đó sốt do nhiễm trùng bao gồm: nhiễm trùng tiểu, viêm màng não; do virus; ký sinh trùng (sốt rét, nấm…).
  • Biểu hiện của bệnh thường gặp: Nhiệt độ vượt quá 38°C ở trẻ sơ sinh hoặc 37,5°C ở trẻ em và người lớn; đổ mồ hôi, ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức toàn thân, mệt mỏi, … Sốt cao rét run ở trẻ em cũng là một biểu hiện bệnh thường thấy.
Sốt cao ở trẻ em khiến các bậc phụ huynh lo lắng không biết làm thế nào.
Sốt cao ở trẻ em khiến các bậc phụ huynh lo lắng không biết làm thế nào.

Do sốt được xem là một phản ứng có lợi của cơ thể, chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi cơ thể đo được nhiệt độ từ 38 độ C trở lên. Trên thị trường đang tồn tại đa dạng thuốc hạ sốt có thể sử dụng cho trẻ, trong đó các thuốc có chứa hoạt chất Paracetamol chính là loại thông dụng và an toàn nhất. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý thông tin quan trọng sau: không nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ vì không làm tăng thêm sự kích ứng đối với dạ dày trẻ, xuất huyết tiêu hoá… Nếu trẻ bị sốt nhẹ và vẫn chơi đùa như mọi khi một cách bình thường, thì lúc này cá bậc phụ huynh không nên ép trẻ phải nằm mãi trong nhà. Chúng ta có thể cho trẻ ra chơi bên ngoài nhưng phải tránh lúc nắng gắt hay khi thời tiết xấu. Nhưng nếu trường hợp trẻ bị sốt cao, phụ huynh nên cho trẻ nằm nghỉ nơi yên tĩnh trong nhà, đôi khi cũng cần đi lại vận động nhẹ để cơ thể cải thiện. Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ: thức ăn phải đa dạng, cân đối, đủ chất và đảm bảo vệ sinh.

 Dùng thuốc hạ sốt sai cách dễ khiến trẻ nhỏ rơi vào tình trạng nguy hiểm
 Dùng thuốc hạ sốt sai cách dễ khiến trẻ nhỏ rơi vào tình trạng nguy hiểm

Trẻ Bị Cúm A Sốt Cao Không Hạ Có Nguy Hiểm Không?

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm cúm mùa, và cũng là đối tượng dễ gặp biến chứng nhất nếu không được điều trị kịp thời. Trẻ bị cúm A sốt cao không hạ có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu về bệnh cúm ở trẻ em trong bài viết dưới đây.

1/ Bệnh cúm ở trẻ

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra. Ở trẻ em, 2 ngày sau khi tiếp xúc virus cúm, những triệu chứng bắt nguồn là sốt nhẹ rồi tăng dần lên. Cúm A sốt bao nhiêu độ? Thường trẻ sẽ bị sốt cao ở mức 38,5 độ C trở lên. Ngoài ra còn ớn lạnh, ho, đau họng, đau tai, chảy nước mắt và mũi, cả người mệt mỏi, kém ăn, có thể bị tiêu chảy.

Cúm A sốt mấy ngày? Nếu diễn tiến thông thường thì sau từ 4-7 ngày, các triệu chứng sẽ tự khỏi dần, biến mất tuy nhiên ho và mệt mỏi vẫn còn kéo dài. Thế nhưng trong trường hợp nặng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm cúm
Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm cúm

Không nên chủ quan khi trẻ mắc cúm vì tỉ lệ tử vong ở trẻ cao hơn cảm lạnh. Nhất là với trẻ dưới 5 tuổi, cúm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:

Viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ, tiêu cơ vân, suy hô hấp, suy thận, nhiễm trùng huyết và nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Gây nguy kịch cho các đối tượng có bệnh mãn tính về tim mạch và hô hấp.

Sốt cúm A bao lâu thì khỏi? Nếu tình trạng cúm của trẻ kéo dài hơn 7 ngày, dễ bị mất nước, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến khiến suy kiệt và tử vong.

Bệnh nhân gặp các vấn đề về xoang và nhiễm trùng tai.

2/ Vì sao cúm nguy hiểm với trẻ?

Theo thông tin của CDC (Mỹ), trẻ em là đối tượng dễ mắc cúm nhất và dễ bị ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe trầm trọng, nhất là ở các độ tuổi:

Dưới 6 tháng tuổi (chưa đến tuổi tiêm phòng cúm). 

Trẻ bị cúm dễ gặp biến chứng nếu không được điều trị kịp thời
Nếu không được điều trị ngay, cúm rất dễ gây nguy hiểm cho trẻ

Dưới 5 tuổi , vì sức đề kháng chưa hoàn thiện có thể gặp nguy cơ biến chứng nghiêm trọng của bệnh ngay cả khi trẻ khỏe mạnh bình thường. 

Từ 6 tháng tuổi đến 18 tuổi, nhất là trẻ có bệnh lý mạn tính bao gồm hen suyễn và các bệnh phổi mãn tính như COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính); mắc các vấn đề về thần kinh như rối loạn não, tủy sống, động kinh, đột quỵ, thiểu năng trí tuệ…; trẻ mắc bệnh tim; trẻ mắc rối loạn máu, rối loạn nội tiết tố, rối loạn gan, thận và các rối loạn chuyển hóa khác; trẻ có hệ miễn dịch kém; béo phì cấp độ nặng.

“Giải Mã” Hiện Tượng Sốt Cao Đột Ngột

Sốt cao đột ngột là triệu chứng đặc trưng của sốt virus, hay còn gọi là sốt siêu vi. Ngoài ra, bạn cần nhận biết thêm một số triệu chứng đi kèm để xác định đúng nguyên nhân và có cách xử lý kịp thời.

1/ Hiểu về sốt siêu vi

Nguyên nhân của sốt là do virus xâm nhập dẫn đến hiện tượng sốt cao đột ngột trên 38.5 độ C. Sốt cúm a bao lâu thì khỏi? Bệnh thường kéo dài trong khoảng 5 – 10 ngày. Loại virus cảm lạnh (phổ biến nhất gồm chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus) hay virus cúm tác động vào đường hô hấp trên.

Sốt virus làm thân nhiệt tăng cao
Sốt cao đột ngột là biểu hiện sốt virus

2/ Các triệu chứng thường gặp

Sốt cao: Khi trẻ bị sốt virus, thân nhiệt có thể trong khoảng 38.5 – 41 độ C. Bé sốt cao 39 – 40 độ có thể bị co giật.

Đau nhức toàn thân: Sốt siêu vi có cảm giác đau đầu dữ dội, choáng váng, thân thể nóng lên khiến toàn thân đau nhức, nhất là ở cơ bắp.

Mất nước: Nhiệt độ tăng cao khiến người bệnh thấy khát nước dù đã uống rất nhiều nước, đắng miệng nên thấy chán ăn và ăn không ngon.

Mệt mỏi: Sốt cao ở trẻ sơ sinh khiến bé mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú. Đó là do thân nhiệt tăng, cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng từ đó gây nên cảm giác uể oải, khó chịu, mệt mỏi.

Trẻ bị sốt cao thường quấy khóc, chán ăn
Sốt cao đột ngột khiến trẻ quấy khóc, chán ăn

Nôn: Trong một vài trường hợp người bệnh có thể nôn khan hoặc nôn sau ăn.

Nổi hạch: Người bệnh sẽ thấy hạch nổi ở đầu, mặt, cổ, có thể nhìn hoặc sờ thấy được.

Khi bị sốt virus sẽ có một số triệu chứng về đường hô hấp như: sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, rát họng, ho…

3/ Phân biệt sốt virus

Sốt virus và sốt xuất huyết có nhiều đặc điểm như sốt cao, mệt mỏi, phát ban giống nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt?

Xét nghiệm: Khi thấy trẻ 3 tuổi sốt cao, nghi ngờ sốt xuất huyết nên đưa trẻ đến bệnh viện xét nghiệm test Dengue và công thức máu. Nếu Test Dengue dương tính thì đây là sốt xuất huyết. 

Xuất huyết: Sau khi hết sốt, người bệnh sẽ có dấu hiệu xuất huyết ở nhiều nơi trong cơ thể như chân răng, da, dạ dày…

Đau Nhức Hai Bên Vai: Căn Bệnh Thường Gặp Của Dân Văn Phòng

Với nhịp sống phát triển ngày nay, khi tất cả chúng ta đang làm việc và hoạt động phụ thuộc chủ yếu qua các thiết bị hiện đại như máy tính, điện thoại … Chúng tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất lại gây ra các bệnh nguy hiểm tiềm ẩn mà ít ai lường trước được. Đau nhức hai bên vai là là bệnh điển hình của dân văn phòng hay mắc phải.

1. Nguyên nhân và đối tượng dễ mắc bệnh đau vai

Đau nhức hai bên vai là triệu chứng rất thường gặp trên lâm sàng đối với người làm văn phòng
Đau nhức hai bên vai là triệu chứng rất thường gặp trên lâm sàng đối với người làm văn phòng.

Do tính chất công việc phải ngồi lâu ở một tư thế nên dân văn phòng thường có nguy cơ mắc chứng đau mỏi đau nhức hai bên bả vai rất cao.Những người làm việc văn phòng trong độ tuổi từ 40 trở lên sẽ là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất do quá trình thoái hóa của cơ thể. Ngoài những thói quen xấu trong sinh hoạt, đau nhức bả vai trái hoặc đau nhức bả vai phải còn có thể do nguyên nhân bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đệm, hay các chấn thương vùng cổ khác, …. Sự căng thẳng, mệt mỏi kéo dài trong công việc cũng là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra hiện tượng co cứng cơ, đau vai cũng như đau tại nhiều vị trí khác cho họ. Đôi khi có trường hợp đau nhức một bên vai trái xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt. 

Cần phát hiện và điều trị sớm các cơn đau ngay khi khởi phát.
Cần phát hiện và điều trị sớm các cơn đau ngay khi khởi phát.

2. Phòng ngừa đau vai như thế nào ?

Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được khai thác bệnh sử và thăm khám lâm sàng ở những bệnh viện chuyên khoa. Bằng các can thiệp y tế như chụp X-quang, MRI, nội soi khớp… chúng ta sẽ xác định chính xác nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Bệnh đau nhức vai trái hoặc phải này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài có thể tàn tật do tổn thương các dây thần kinh và mạch máu ở vai.  Nên thường xuyên dành cho vai các khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý giữa các giờ làm việc tại văn phòng. Người bệnh cần tập luyện thể dục thể thao, hoặc các bài tập nhẹ giữa giờ. Dành thời gian cho cơ thể thông qua các bài tập kéo giãn vai phù hợp để giảm tình trạng cứng khớp vai. Khi cơn đau vẫn kéo dài thì nên can thiệp thêm bằng một số phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, thiết bị điện tử, xung điện… sẽ giúp giảm đau nhức vai hiệu quả. 

Đau Nhức Chân Trái – Căn Bệnh Nhỏ Nhưng Nguy Hiểm Lớn

Đau nhức chân trái hay phải là một triệu chứng không hiếm gặp. Nó không chỉ xảy ra ở người cao tuổi, trung niên, những người lao động nặng nhọc, mà đã dần xuất hiện ở những đối tượng trẻ tuổi. Có thể xem việc đau nhức 1 bên chân là tình trạng thường gặp ở nhiều người, gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Căn bệnh này gây ra các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội, khiến người bệnh đau nhức bắp chân một cách khó chịu, khiến họ lười vận động, ăn ngủ kém hoặc mất ngủ, suy nhược cơ thể… gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Nhận biết triệu chứng gây đau nhức xương khớp ở chân

Đánh giá chung, đa số những bệnh nhân thường bị đau nhức xương khớp ở bên chân đều xuất hiện một trong các triệu chứng sau:

  • Đau và nhức khớp, đặc biệt là khi cử động.
  • Đau sau khi vận động quá mức hoặc sau thời gian dài không hoạt động.
  • Khi sờ vào vị trí khớp bị đau cảm thấy hơi cứng, sưng tấy và khá đỏ.
  • Khả năng vận động suy giảm đối với các trường hợp bệnh nhân bị đau khớp gối khó gập hoặc duỗi đầu gối hơn so với người bình thường.
Thuốc giảm đau là phương thức điều trị phổ biến với hầu hết người bệnh.
Thuốc giảm đau là phương thức điều trị phổ biến với hầu hết người bệnh.

Khi cảm thấy cơ thể xuất hiện một trong những triệu chứng trên, bệnh nhân cần được đưa đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên nghiệp để tiếp nhận điều trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, ở nhịp sống hối hả như hiện nay, người bệnh sẽ dễ xuất hiện số bệnh lý đi kèm theo như tiểu đường, tăng huyết áp hay trầm cảm, điều này có thể dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp chân. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những tình trạng bệnh lý này có thể làm gián đoạn hệ thống thần kinh, gây ra cơn đau nhức 2 bắp chân một cách thường xuyên. Tại Việt Nam, sự thay đổi thời tiết đột ngột cũng là chất xúc tác cho các cơn đau. Đặc biệt là trong các giai đoạn chuyển mùa rõ rệt như hiện nay thì cơn đau càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Những nguyên nhân đau nhức chân người bệnh khó ngờ đến
Những nguyên nhân đau nhức chân người bệnh khó ngờ đến

Tùy vào từng giai đoạn của bệnh và cơ địa của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp chữa đau nhức xương khớp chân khác nhau. Cách tốt nhất để giảm bớt cơn đau là di chuyển nhẹ nhàng quanh nơi ở, phòng làm việc, … Người bệnh đau nhức 1 bên chân trái hoặc phải nên tránh đứng hoặc ngồi ở một tư thế quá lâu vì điều này khiến chất lỏng bị tích tụ, làm cho chân cảm thấy nặng nề. Hãy để đôi chân được thư giãn bằng cách ngâm chân trong làn nước nước ấm 10 – 15 phút vào cuối mỗi ngày làm việc.

Những Điều Cần Biết Về Thuốc Giảm Đau Hạ Sốt Kháng Viêm

Thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm khá phổ biến, thường được chỉ định sử dụng trong nhiều bệnh khác nhau. Dưới đây là một số thông tin bạn cần biết trước khi muốn dùng loại thuốc này. 

1/ Định nghĩa

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có tên đầy đủ là non-steroidal anti-inflamatoy drug hay còn gọi là thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid.

2/ Sử dụng trong trường hợp nào?

Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm thường được dùng để điều trị các trường hợp bị đau, viêm cấp hoặc mạn tính. NSAIDs được chỉ định trong các bệnh lí như sau:

  • Thấp khớp, viêm khớp dạng thấp;
  • Những bệnh tự miễn;
  • Tình trạng gout cấp;
  • Đau bụng khi hành kinh;
  • Đau xương do ung thư di căn;
  • Nhức đầu;
  • Các cơn đau từ nhẹ tới vừa do bị chấn thương hoặc viêm mô;
  • Bị sốt;
  • Tắc ruột;
  • Cơn đau quặn thận;
  • Chống kết tập tiểu cầu.
Nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm
Dùng đúng thuốc đúng bệnh mới phát huy hiệu quả

3/ Trường hợp chống chỉ định

Những đối tượng sau không nên sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm (NSAIDs): 

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Bị rối loạn đông máu.
  • Suy gan, suy thận.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc.

4/ Sử dụng đúng cách 

Để thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm phát huy hiệu quả nhất, bạn nên lưu ý:

Bắt đầu sử dụng với loại thuốc có ít tác dụng phụ nhất.

Chọn thuốc phải dựa trên tình trạng cụ thể của từng bệnh.

Những người có nguy cơ sau đây cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng: đã từng bị bệnh về dạ dày, tim mạch, dị ứng, suy gan, suy thận. Hoặc các nhóm đối tượng đặc biệt như người già, phụ nữ mang thai…

Lưu ý tác dụng phụ của thuốc trước khi sử dụng
Cẩn trọng trước khi dùng thuốc điều trị

Khi mới sử dụng nên uống liều thấp nhất, không vượt quá liều tối đa trong ngày và duy trì liều tối thiểu có hiệu quả. Hãy sử dụng thuốc trong thời gian ngắn nhất có thể.

Người bệnh chú ý theo dõi các tai biến có thể xảy ra ở dạ dày, gan, thận, máu, chứng dị ứng…

Không sử dụng đồng thời 2 hoặc nhiều thuốc NSAID cùng lúc vì có thể gặp nhiều tác dụng phụ.

Thuốc Hạ Sốt Uống Chung Với Sữa Được Không? Lợi Hay Hại?

Khi thấy con không chịu uống thuốc vì đắng, các mẹ thường nghĩ cách cho trẻ uống thuốc chung với sữa. Vậy thuốc hạ sốt uống chung với sữa được không? Hãy cùng xem câu trả lời dưới đây.

1/ Có nên pha thuốc hạ sốt vào sữa?

Khi bé bị sốt, mẹ có nên pha thuốc hạ sốt vào sữa cho bé uống không? Các chuyên gia khẳng định là không nên bởi vì sẽ có tình trạng thuốc phản ứng với các thành phần của sữa, khiến tác dụng của thuốc bị giảm đi đáng kể, thậm chí có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh của bé. Cụ thể hơn, đó là:

Giảm tác dụng của thuốc

Thành phần của sữa gồm chất hữu cơ, nước và chất khoáng vi lượng với độ kiềm cao, có thể làm giảm tác dụng của thuốc hạ sốt khi điều trị cho bé. Hơn nữa, canxi có trong sữa sẽ khi kết hợp với thuốc khiến thuốc khó tan làm bé không hấp thu được. Như vậy, đây có thể là lý do bố mẹ thấy trẻ bị sốt uống thuốc không hạ.

Uống thuốc hạ sốt chung với sữa làm giảm tác dụng của thuốc
Không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt chung với sữa

Biến đổi đặc tính của thuốc

Không chỉ giảm tác dụng, khi kết hợp sữa và thuốc hạ sốt còn gây ra các tác hại nguy hiểm hơn đối với sức khỏe của trẻ. Ngoài tình trạng thuốc không thể tan, trẻ còn có nguy cơ bị sốc thuốc, ngộ độc thuốc, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

2/ Làm gì khi trẻ sốt?

Sốt cao ở trẻ sơ sinh, mẹ nên tăng cường bù cữ bú cho trẻ để tránh tình trạng mất nước cũng như đảm bảo nguồn dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch cho trẻ. 

Khi trẻ sốt, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như chườm mát, bù điện giải, cho trẻ mặc quần áo mỏng… Chế độ dinh dưỡng cũng quan trọng không kém. Trẻ bị sốt nên ăn gì? Tăng cường bổ sung trái cây chứa vitamin C, cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu… để cơ thể trẻ nhanh hồi phục.

Nên đưa trẻ đến bệnh viện nếu sốt cao không hạ
Nếu trẻ bị sốt cao không hạ cần đưa đến bệnh viện ngay

Nếu trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì? Ở ngưỡng nhiệt độ này có thể gây ảnh hưởng đến các nhiều cơ quan khác trong cơ thể trẻ do đó bố mẹ không nên tự xử lý tại nhà, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị.