Từ sữa chuyển sang bột, bánh gerber, cháo đặc… mỗi giai đoạn phát triển của trẻ tương ứng với sự thay đổi của thức ăn trong mỗi bữa. Một số hướng dẫn dưới đây giúp mẹ hiểu hơn về cách ăn từ lỏng tới đặc cho bé.

Hướng dẫn cho bé ăn dặm

Khi bé 7 – 8 tháng tuổi, cho bé ăn dặm thêm bằng cách tăng lượng thức ăn dần, đồng thời tăng độ đặc của thức ăn lên. Lúc đầu cho ăn 2-3 thìa bột mỗi lần, mỗi ngày cho trẻ ăn từ 2-3 lần. Thời gian làm quen này không quá 2 tuần.

Nếu bé đã quen được với thực phẩm mới, hãy tăng dần lượng thức ăn lên, chẳng hạn như 2-3 bữa bột một ngày để hạn chế phụ thuộc vào sữa.

Ngoài ra cho bé uống thêm nước ép trái cây từ cam, bưởi, đu đủ… Cho bé uống sữa theo nhu cầu. Mỗi bữa ăn cần đảm bảo có lượng đạm từ 10 – 15g, bột gạo từ 40 – 80g, rau xanh từ 25g. Tham khảo các thực đơn cho bé ăn dặm như cháo tim gà, rau cải, bí xanh nghiền; cháo cá thịt trắng và cà rốt; cháo thịt gà bí đỏ…

Cho bé ăn dặm từ lỏng tới đặc

Khi bé 9 – 10 tháng tuổi: Tăng dần lượng bột và nấu đặc hơn cho bé. Ăn 3 bữa bột đặc/ngày, mỗi lần ăn lượng bột 3/4 đến miệng bát. Ngoài ra trẻ cần 500 – 600ml sữa/ngày (bao gồm sữa công thức, sữa chua, pho mai…).

Lúc này bé gần như có thể ăn được nhiều loại thức ăn phổ biến. Khi 10 tháng tuổi, các bé đa phần đã mọc 2 – 4 răng sữa và có thể nhai, gặm nhiều loại thực phẩm mềm, không cần quá nhuyễn nữa. Đồ ăn dặm cho bé lúc này mẹ nên tham khảo: cháo trứng gà khoai lang, cháo tôm mướp, cháo thịt bò cải thảo…

Trẻ được 11 – 12 tháng tuổi: bé đã có thể tập nhau được và ăn nhiều thức ăn mềm khác nhau. Mẹ nên thường xuyên thay đổi thực đơn hàng ngày để trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Bé ăn 3 bữa 1 ngày, mỗi bữa lượng bột từ 3/4 đến miệng bát. Bú mẹ theo nhu cầu. Với các bé dùng sữa ngoài thì mỗi ngày cần 500 – 600ml sữa (bao gồm sữa công thức, sữa chua, pho mai…).

Đọc thêm: Bổ sung dinh dưỡng cần thiết với bánh gerber

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *