Chăm Sóc Trẻ Ho Sốt Cao Do Viêm Đường Hô Hấp Trên

Viêm đường hô hấp trên rất dễ mắc phải ở trẻ nhỏ, với biểu hiện đặc trưng là ho sốt cao. Nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ là gì, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1/ Vì sao trẻ bị viêm đường hô hấp?

Viêm đường hô hấp trên là do bị lây nhiễm và gây viêm của virus, sau phát triển thành nhiễm vi khuẩn khiến người bệnh bị viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Một số lý do khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên, đó là:

Sức đề kháng yếu: Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng có hàng rào miễn dịch kém, dễ bị viêm nhiễm do virus.

Trẻ sống trong môi trường ẩm thấp, kém vệ sinh. Nhiều phụ huynh hay cho trẻ nằm phòng có điều hòa với nhiệt độ dưới 27 độ, làm niêm mạc mũi họng bị khô, từ đó dẫn đến viêm. Bệnh này thường tăng cao hơn khi trời lạnh.

Trời lạnh khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp
Trời lạnh khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp

2/ Đặc điểm bệnh

Sốt ho nhiều. Trẻ nhỏ thường dễ sốt cao hơn so với người lớn, thậm chí có thể lên tới 39-40 độ C, ngoài ra còn bị viêm kết mạc, đau mắt, chảy nước mắt… Các cơn ho xuất hiện từng cơn, thường là ho khan có đờm hoặc không đờm.

Trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng từ đó chán ăn.

Khó thở tuy không phổ biến, nhưng đây chính là dấu hiệu bệnh trở nặng, nếu không chữa trị kịp thời có thể làm trẻ bị viêm đường hô hấp trên mãn tính.

3/ Chăm sóc trẻ thế nào?

Khi trẻ ho sốt do viêm đường hô hấp trên, dựa theo tình hình bệnh, nếu nhẹ có thể điều trị tại nhà. Cụ thể như sau:

Nên cho trẻ ăn, bú sữa như bình thường, chú ý không ép trẻ ăn quá nhiều. Bị nghẹt mũi bạn có thể thông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý NaCl nồng độ 0,9%. 

Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý
Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

Chú ý giữ ấm cho trẻ nếu trời lạnh, không cho trẻ ở trong phòng ẩm thấp, không mở điều hòa thường xuyên. Dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trẻ trên 38 độ. Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao ho nhiều không đáp ứng thuốc nên đưa trẻ đi khám.

Trường hợp nên đưa đi viện ngay:

Trẻ không ăn hoặc bỏ bú.

Bị khó thở, thở gấp, thở lõm lồng ngực… rất có thể trẻ bị viêm phổi, đây là trường hợp nguy hiểm không nên chủ quan.

Sốt cao 2 ngày không hạ.

Trẻ Sốt 39 Độ Cần Làm Gì? Thế Nào Là Sốt Cao?

Bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng sẽ phải trải qua sốt 1 lần trong đời. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc khi trẻ bị sốt. Nếu trẻ sốt 39 độ cần làm gì? Dưới đây là những điều bạn cần biết về sốt cao ở trẻ.

1/ Xác định tình trạng sốt nhẹ hay cao

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể, là dấu hiệu lâm sàng hay gặp khi trẻ mắc bệnh nào đó. Trong nhiều trường hợp, trẻ bị sốt là do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như thời tiết oi bức, trẻ ủ ấm quá dày, phản ứng sốt sau tiêm vắc xin… Tùy từng trường hợp gây sốt cụ thể mà cơn sốt có thể kéo dài 1-2 ngày, hoặc trẻ sốt cao 4 ngày trở lên. Đo thân nhiệt ở vùng nách hoặc hậu môn của trẻ bằng nhiệt kế:

  • Sốt nhẹ: Từ 37,5 – 38,5 độ C 
  • Sốt vừa: Từ 38,5 – 39 độ C 
  • Sốt cao: Từ 39-40 độ C 
  • Sốt rất cao: Từ 40 độ C trở lên 
Đo thân nhiệt để xem tình trạng sốt của trẻ
Đo thân nhiệt để xem tình trạng sốt của tr

2/ Khi nào nên đưa bé đi viện?

Sốt ở trẻ ban đầu có thể chăm sóc tại nhà, nhưng nếu có những biểu hiện như bên dưới bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám ngay.

Trẻ em sốt cao thì làm thế nào? Nếu trẻ bị sốt trong vòng 24 giờ đầu nếu có các biểu hiện sau phải nhanh chóng đưa đi khám:

Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi sốt trên 38 độ C, mệt  lừ đừ, ngủ li bì khó đánh thức.

Trẻ sơ sinh 2 đến 4 tháng tuổi (loại trừ khả năng bé bị phản ứng sổt trong vòng 48 giờ sau khi tiêm chủng hoặc trẻ sốt đơn thuần không có dấu hiệu khác đi kèm).

Đưa trẻ đi khám nếu có dấu hiệu bất thường
Đưa trẻ đi khám nếu có dấu hiệu bất thường

Trẻ dưới 3 tuổi bị sốt 39 độ C trở lên.

Sốt kèm tiểu buốt.

Sốt cao đột ngột trong 24h không hạ, không rõ nguyên nhân.

Sốt 2 pha, sốt đã hạ trước đó nhưng tái lại sau 24h.

Sốt cao trên 3 ngày không hạ.

3/ Không nên làm gì khi trẻ bị sốt?

Không ủ ấm trẻ đang sốt, không dùng đá lạnh lau người hạ sốt cho trẻ. Không cho trẻ ngậm chanh tươi, không lấy rượu, gừng hay dấm xoa ngoài da để hạ sốt cho trẻ. 

Có không ít thắc mắc rằng thuốc hạ sốt uống chung với sữa được không?Điều này là không nên vì sữa có thể làm mất tác dụng của thuốc. Ngoài ra bố mẹ cũng không được kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ uống cùng 1 lúc. 

Trẻ sốt cao lên cơn co giật, không được vỗ người trẻ vì khiến trẻ co giật nhiều hơn. 

Trẻ Sốt Cao Trên 39 Độ, Có Đáng Lo?

Khi thân nhiệt của trẻ bị sốt cao trên 39 độ, điều này có nghĩa là gì? Tình trạng sức khỏe của trẻ có đáng lo? Bố mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân gây sốt cao và cách xử lý trong bài viết dưới đây nhé.

1/ Nguyên nhân bé bị sốt

Trẻ sốt cao đột ngột trên 39 độ bố mẹ cần phải theo dõi sát sao các biểu hiện của trẻ. Vì khả năng bị các di chứng nặng về thần kinh, não, hô hấp, tim mạch… lúc này rất cao.

Dựa vào biểu hiện của trẻ ngoài sốt cao như phát ban, đau nhức người, ho, sổ mũi, đơ cứng tay chân, sốt cao mất vị giác… thì rất có thể nguyên nhân gây là sốt siêu vi, sốt xuất huyết, bệnh về tim mạch, phổi, não…

Sốt ở nhiệt độ này thường có khả năng gây nguy hiểm, do đó không nên tiếp tục để trẻ tại nhà mà hãy đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất.

Trẻ bị sốt cần được uống nhiều nước và bổ sung vitamin

2/ Xử lý như thế nào?

Khi trẻ chưa sốt cao quá 39 độ, trong lúc này bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp giúp hạ sốt tại nhà nhanh chóng như sau:

Để trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, không nên ủ ấm bằng chăn vì sẽ ngăn cản quá trình tiết mồ hôi hạ thân nhiệt của trẻ, làm trẻ dễ cảm lạnh.

Tăng cường cho trẻ uống nhiều nước và ăn các loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất… tăng cường sức đề kháng.

Trẻ bị sốt cần được uống nhiều nước và bổ sung vitamin
Trẻ bị sốt cần được uống nhiều nước và bổ sung vitamin

Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không nên tùy ý sử dụng, nhất là trẻ dưới 4 tuổi, nếu bạn chưa biết rõ nguyên nhân khiến bé bị sốt cao là gì. 

Lau người cho trẻ bằng khăn thấm nước ấm, tập trung vùng nách, bẹn và trán. 

Nếu trẻ sốt cao nhưng không có những triệu chứng bất thường khác đi kèm thì bố mẹ có thể hạ sốt cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên khi thấy trẻ sốt nhiều ngày không giảm và có nhiều dấu hiệu khác như chán ăn, nằm li bì, thiếu nước nặng, co giật, nổi ban khắp người, ho nhiều, chân tay tê cứng… không nên chần chừ mà hãy đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị ngay nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm khác. 

Đau Nhức Mu Bàn Tay Là Bệnh Gì ? Và Cách Điều Trị Bệnh Như Thế Nào ?

Tay là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu của cơ thể. Do tần suất hoạt động của tay chiếm đa số trong tổng thể các bộ phận của cơ thể mà nó sẽ dễ gặp phải các chấn thương. Một trong số chúng là tình trạng đau nhức mu bàn tay thường thấy. Vậy làm cách nào để cải thiện và hạn chế được những cơn đau ở khu vực này.

Đau nhức mu bàn tay ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Đau nhức mu bàn tay ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Nguyên nhân gây đau tay phổ biến

Đau nhức mu bàn tay hoặc đau nhức ngón tay là một trong những loại bệnh lý về xương khớp có tính phổ biến cao, thường thấy ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tay là vị trí cơ thể có nhiều khớp di động, khi xảy ra chấn thương, chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cầm nắm giữ vật ở tay. Do vậy, nếu người bệnh không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đó cũng là lý do tại sao việc tìm hiểu nguồn gốc nguyên nhân gây bệnh lại quan trọng đến vậy. Phần lớn người mắc bệnh thường xem nhẹ và bỏ qua các triệu chứng khởi phát ban đầu của bệnh như đau nhức gân tay, nhức mỏi các khớp ở ngón tay, … Khác với các vị trí viêm khớp hoặc đau nhức khác trên cơ thể, đau nhức mu bàn tay nếu được tích cực chữa trị cũng như chăm sóc đúng cách, người mắc bệnh sẽ hoàn toàn có thể kiểm soát cơn đau, từ đó cải thiện và ngăn ngừa tình trạng tái phát bệnh tái phát. Khi cơn đau nhức xuất hiện ở trạng thái nhẹ, ta có thể uống thuốc giảm đau phổ biến trên thị trường để nhằm làm giảm bớt những triệu chứng khó chịu. Nhưng việc sử dụng các thuốc giảm đau hạ sốt thông thường chỉ nên được dùng trong một khoảng thời gian nhất định, dưới sự chỉ dẫn và kê toa của bác sĩ. Bởi nếu người bệnh lựa chọn sử dụng thuốc một các lạm dung, thiếu kiến thức sẽ gây ra hiện tượng lờn thuốc, khó điều trị về sau.

Người bị đau nhức mu bàn không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc giảm đau.
Người bị đau nhức mu bàn không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc giảm đau.

Vì vậy, khi bị đau nhức ở tay người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Tại đây, đội ngũ y bác sĩ sẽ  là người các trách nhiệm chuyên môn tốt nhất để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra các cơn đau ở tay của bạn, từ đó đề ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Đau Nhức Sống Lưng Ảnh Hưởng Xấu Như Thế Nào Đến Cuộc Sống Người Bệnh ?

Đau nhức sống lưng là căn bệnh thường gặp ở hầu hết mọi người. Chính vì suy nghĩ đây là một căn bệnh không quá nguy hiểm nên người bệnh luôn có một thái độ chủ quan, chờ đợi bệnh phát triển nặng mới đến thăm khám. Vậy đâu là những nguyên nhân gây nên căn bệnh này ? Và chúng sẽ các những tác động xấu đến chất lượng cuộc sống người bệnh ra sao ?

Nguyên nhân gây bệnh

Đau nhức sống lưng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đời sống thường ngày của người bệnh
Đau nhức sống lưng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đời sống thường ngày của người bệnh

Đau nhức lưng hoặc đau đầu căng cơ được biết đến là triệu chứng bệnh lý thường hay chỉ gặp ở người lớn tuổi. Nhưng trên thực tế hiện nay, những khảo sát đã dần chỉ ra rằng tỉ lệ người trẻ tuổi gặp tình trạng này đã dần phổ biến rộng rãi hơn. Đây được xem là một căn bệnh mãn tính, nó thường xảy ra khi cơ sụn và đĩa đệm tại khu vực đốt sống lưng bị thoái hóa đi. Tình trạng này đã dẫn đến những cơn đau nhức khó chịu, thậm chí có người bệnh còn bị hành sốt cao hơn 39 độ C. Đau cột sống thắt lưng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và từ những triệu chứng nhỏ nhất như đau đầu run tay chân, đau đầu quanh vùng trán, … 

Những chẩn đoán sơ bộ ban đầu về bệnh sẽ xuất phát từ những tai nạn lao động, giao thông hoặc do va chạm khi tham gia chơi thể thao đều có thể làm cho lưng bị chấn thương. Vì lưng cũng là một bộ phận có cấu trúc hình thành phức tạp, nó đã được cấu thành bởi xương, sụn và nhiều búi cơ và các loại dây thần kinh khác nhau. Do vậy, nếu nhìn bằng mắt thường sẽ rất khó để xác định chính xác nguyên nhân đau lưng, người bệnh sẽ được tư vấn sử dụng những kỹ thuật sàng lọc chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh nhanh nhất. 

Người mắc bệnh nên được hướng dẫn thăm khám đúng cách để tìm ra chính xác vị trí của bệnh
Người mắc bệnh nên được hướng dẫn thăm khám đúng cách để tìm ra chính xác vị trí của bệnh

Có nhiều phương pháp điều trị khi bị đau nhức lưng như thư giãn nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau lưng, chườm nóng lạnh, châm cứu, vật lý trị liệu,.. Nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh đã trở nặng, cần can thiệp bằng phẫu thuật mới có thể đưa cuộc sống người bệnh trở về trạng thái tốt nhất.

Trên đây là những phương pháp điều trị phổ biến khi bị đau nhức sống lưng trong đó uống thuốc giảm đau cũng là cách làm giảm cơn đau và trả lời thắc mắc khi bị đau nhức lưng có nên uống thuốc giảm đau không?

Ho Sốt Cao – Dấu Hiệu Bệnh Sởi?

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải. Ho sốt cao là biểu hiện thường thấy của bệnh. Cùng tìm hiểu về bệnh sởi và cách điều trị ở dưới đây.

1/ Triệu chứng của sởi

Bệnh sởi là do 1 loại virus ARN thuộc chi Morbillillin gây ra. Bệnh thường lây từ người này sang người khác. Dấu hiệu bệnh xuất hiện sau khi virus xâm nhập từ 10 đến 12 ngày với các đặc trưng như: sốt cao mắt đỏ, sổ mũi, chán ăn, chảy máu cam, đau họng, viêm kết mạc, có các đốm Koplik nhỏ với tâm màu trắng ngả xanh mọc bên trong miệng.

Bệnh sởi diễn tiến âm thầm và có thời gian ủ bệnh dài. Trong 10 đến 14 ngày đầu tiên từ khi bị nhiễm, bệnh nhân thường không phát hiện triệu chứng gì bất thường. Khi bị sốt, sốt lúc nóng lúc lạnh khiến nhiều người lầm tưởng bị sốt siêu vi thông thường. Các triệu chứng của sởi có thể kéo dài từ 2-3 ngày.

Ho sốt cao có thể là dấu hiệu của bệnh sởi
Ho sốt cao có thể là dấu hiệu của bệnh sởi

Tiếp đến trên da người bệnh sẽ mọc các nốt phát ban màu đỏ, sưng nhẹ. Sau vài ngày trở thành các vết mẩn ngứa khó chịu lan từ mặt, cổ xuống toàn thân. Hiện tượng này kéo dài từ 3-5 ngày rồi biến mất. Sốt vẫn còn, thậm chí có thể lên tới 40 đến 41 độ C, sốt lạnh run có thể gây co giật.

Người bệnh sởi sẽ dần hồi phục khi các nốt phát ban xuất hiện và khoảng hai đến ba tuần sau kể từ lúc phát bệnh sẽ khỏe lại.

Trên thực tế, biến chứng do vi rút sởi mang lại rất cao, nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn trên 20 tuổi và đối tượng bị suy giảm miễn dịch. 

2/ Chăm sóc trẻ bị sởi

Trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ gặp biến chứng dẫn đến tử vong cao, do đó chăm sóc trẻ bị sởi không nên chủ quan. Khi trẻ mắc bệnh, bố mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đầy đủ, vệ sinh răng miệng hàng ngày. Không được kiêng nước, kiêng gió, kiêng ăn.

Bổ sung nước cho trẻ bị sốt
Bổ sung nước cho trẻ bị sốt

Để trẻ dễ ăn bố mẹ cần cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa,  đẩy đủ dinh dưỡng, nhất là vitamin A.

Dùng nước muối sinh lý 0,9 % rửa mũi, nhỏ mắt cho trẻ khoảng 3-4 lần/ngày.

Trẻ sốt lúc nóng lúc lạnh cần uống đủ nước, bù điện giải bằng oresol hoặc nước ép trái cây tươi. Nếu trẻ bị tiêu chảy nên bổ sung nước hoặc cho bú nhiều hơn.

Nếu thấy sốt kéo dài, trẻ mất nước nhiều, mệt mỏi, nằm li bì, khó thở, tiêu chảy… nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.

Đau Nhức 2 Bên Vai: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Đau nhức 2 bên vai là hiện tượng thường gặp, nhất là với người ít vận động. Không nên chủ quan bởi về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. 

1/ Vì sao bạn bị đau vai gáy?

Thông thường đau nhức 2 bên bả vai thường lan sang vùng cổ gáy, có nhiều lý do gây nên,tạm chia ra là nguyên nhân cơ học hoặc bệnh lý.

Đau vai cơ học

Tập luyện không đúng cách: Tập thể thao quá sức, sai kỹ thuật dễ làm bạn bị đau mỏi vai gáy. Nhiều người không có thói quen khởi động vai gáy trước khi tập cũng dễ bị đau hơn. 

Ngồi sai thế: Ngồi cong lưng, nằm úp mặt xuống bàn… khiến trọng lực đè nặng lên vùng vai, làm mạch máu bị chèn ép, chậm lưu thông dẫn đến đau mỏi.

Ngồi quá lâu: Người làm văn phòng hoặc các công việc phải ngồi nhiều rất dễ bị đau nhức vai trái hoặc cả 2 bên. 

Ngồi quá lâu khiến vai bị đau mỏi
Ngồi quá lâu khiến vai bị đau mỏi

Bị nhiễm lạnh: Nếu thân thể bị nhiễm lạnh, dây thần kinh có thể bị tổn thương, lâu dài dẫn đến tình trạng đau mỏi vai.

Đau vai bệnh lý

Thoái hóa đốt sống cổ: Ở người bị thoái hóa đốt sống, các gai xương xuất hiện và chèn ép dây thần kinh nằm ở cổ vai gáy làm đau nhức, tê mỏi. 

Rối loạn chức năng thần kinh: Dây thần kinh vùng cổ vai gáy trong tình trạng kéo căng thời gian dài cũng gây đau mỏi, ngoài ra còn khiến người bệnh khó ngủ, mất tập trung…

Viêm bao khớp vai: Biểu hiện thường thấy là đau một bên khớp vai lúc nằm nghiêng 1 bên. Nặng hơn, người bệnh không thể vươn vai để làm bất cứ việc gì.

2/ Biểu hiện và điều trị

Khi bị đau vùng cổ vai gáy, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau xảy ra khi đi đứng, ngồi lâu, vận động tay hay nghiêng đầu… Cơn đau thường xuất hiện nhiều hơn khi trời trở lạnh, lan xuống từ cổ đến cẳng tay hay ngón tay. Tê cứng đốt sống cổ, vận động tay khó khăn.

Tùy tình trạng đau mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc
Tùy tình trạng đau mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc

Nếu cơn đau xuất phát từ nguyên nhân cơ học, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số thuốc như thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc thư giãn cơ… Thuốc giảm đau bao lâu có tác dụng? Tùy theo tình trạng của mỗi người mà cơn đau có thể giảm sau 1 đêm hoặc phải uống nhiều lần mới có hiệu quả.

Bên cạnh đó cần áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu như kéo cột sống cổ, tập thể dục…

Ở trường hợp do bệnh lý, nhất là những trường hợp đau nặng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nhằm giải ép rễ thần kinh hoặc tủy sống. 

Bị Đau Trong Thai Kỳ: Có Bầu Uống Thuốc Giảm Đau Được Không?

Các cơn đau có thể xảy ra trong 9 tháng thai kỳ, ở nhiều mức độ khác nhau. Trong một số trường hợp bà bầu có thể cần đến sự can thiệp của thuốc. Vậy phụ nữ có bầu uống thuốc giảm đau được không? Dưới đây là một số hướng dẫn dùng thuốc cho bà bầu khi mang thai.

Thuốc giảm đau trong thai kỳ

Các cơn đau mà nhiều chị em bầu bí thường gặp đó là đau đầu 3 tháng cuối thai kỳ, đau lưng, đau vùng chậu khi thai nhi phát triển. Bên cạnh đó không ít trường hợp mắc bệnh mãn tính cần uống thuốc giảm đau thời gian dài. Kiểm soát cơn đau giúp đảm bảo sức khỏe cho thai phụ cũng như tránh ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt hằng ngày.

Những biện pháp không cần thuốc giảm đau được bác sĩ khuyên áp dụng đầu tiên như nghỉ ngơi, chườm nóng, chườm lạnh, mát xa, tập vật lý trị liệu và vận động nhẹ nhàng. 

Chườm nóng giúp bà bầu giảm đau an toàn

Nếu phải cần đến thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm, bà bầu cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Tốt nhất, bà bầu cần tránh dùng bất kỳ loại thuốc nào khi mang thai từ tuần thứ 4 đến đến tuần thứ 10 vì đây là giai đoạn hình thành thai nhi, rất dễ bị ảnh hưởng dị tật. Một số loại thuốc giảm đau sau đây có thể được sử dụng cho bà bầu. 

Paracetamol

Theo các dữ liệu thống kê thì phụ nữ mang thai lẫn cho con bú có thể dùng vì sự an toàn của thuốc. Tuy nhiên khi sử dụng cần được tư vấn của bác sĩ cũng như tránh tối đa việc lạm dụng thuốc.

Đau đầu khi mang thai nên cẩn trọng khi dùng thuốc
Đau đầu khi mang thai nên cẩn trọng khi dùng thuốc

NSAIDS

Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) gồm ibuprofen, diclofenac… bà bầu không nên sử dụng trong tam cá nguyệt đầu tiên và tuần thứ 30 do có nguy cơ cao cho em bé. Trong trường hợp phải sử dụng, nên dùng liều ở mức thấp nhất trong thời gian ngắn nhất vì nhóm thuốc này có thể tiềm ẩn gây nguy cơ sảy thai trong ba tháng đầu tiên.

Opioids

Nhóm thuốc giảm đau opioid (bao gồm codein, tramadol, dihydrocodeine (DHC) và morphin) không được sử dụng trong quá trình mang thai và chỉ nên dùng dưới sự kiểm soát, theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ. 

Đau Nhức Tai Khi Nuốt Nước Bọt: Có Nên Uống Thuốc Giảm Đau?

Đau nhức tai do nuốt nước bọt khiến bạn khó chịu mỗi khi nói chuyện và ăn uống. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, có cần phải uống thuốc giảm đau hay không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1/ Vì sao bị đau tai khi nuốt?

Có nhiều nguyên nhân gây nên đau nhức bên trong lỗ tai phải hoặc trái, nhưng nhìn chung phổ biến nhất đó là: 

Viêm họng, đau họng: một khi vùng niêm mạc họng của bạn bị tổn thương, nhiễm trùng sẽ kéo theo đau buốt tai mỗi khi nuốt.

Nhiễm trùng hô hấp: Khi có các virus hoặc vi khuẩn xâm nhập qua đường mũi họng sẽ lây lan qua các bộ phận liền kề như tai, mũi khiến người bệnh đau nhức, khó chịu, nghẹt mũi.

Sống lâu dài trong môi trường ô nhiễm, ăn uống đồ lạnh, sử dụng rượu bia nhiều rất dễ gây thương tổn cho tai mũi họng.

Vì sao đau họng sẽ dẫn đến đau tai? Thường thì khi bạn bị đau họng, triệu chứng này sẽ lan sang cả niêm mạc tai vì 2 bộ phận này rất gần nhau và có cấu tạo cơ bản giống nhau. 

Bị đau họng có thể lan sang tai
Bị đau họng có thể lan sang tai

2/ Có nên uống thuốc giảm đau?

Như đã nói ở trên, đau tai thường do nhiễm trùng gây nên. Các thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm thường được sử dụng phổ biến để chữa các bệnh về nhiễm trùng. Thế nhưng không thể dùng thuốc một cách tùy tiện mà bạn cần phải tuân thủ một số hướng dẫn như bên dưới.

Chỉ uống thuốc nếu tình trạng viêm họng thực sự khó chịu. Bị viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể để cô lập và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập. Sử dụng thuốc nhiều lần sẽ làm ức chế chức năng chống bệnh của hệ miễn dịch.

Không nên sử dụng thuốc giảm đau tùy tiện
Không nên sử dụng thuốc giảm đau tùy tiện

Hãy giảm liều lượng uống khi tình trạng sưng viêm giảm xuống. Dùng đúng liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không nên uống cùng lúc hai hay nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau vì chúng không tăng gấp đôi hiệu quả mà ngược lại có thể mang tới nhiều tác dụng phụ hơn cho cơ thể.

Uống thuốc giảm đau có hại không? Nếu bạn thuộc một số đối tượng chống chỉ định của thuốc như có tiền sử dị ứng, bị viêm loét dạ dày, suy thận hoặc suy gan, suy tim nặng… cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Sốt Cao Uống Thuốc Không Hạ Xảy Ra Là Vì Sao ?

Lựa chọn sử dụng thuốc hạ sốt khẩn cấp đã trở thành là thói quen của nhiều phụ huynh. Những điều đáng nói là không phải ai trong số đó cũng hiểu đúng khi nào nên dùng loại thuốc này. Việc lạm dụng các loại thuốc khiến cho một số trẻ rơi vào tình trạng sốt cao uống thuốc không hạ. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách hạ sốt cho trẻ khoa học và dùng thuốc sao cho đúng.

Khi nào nên sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau

Muốn xác định trẻ nhỏ có đang bị sốt hay không, điều đầu tiên cha mẹ cần làm chính là sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể trẻ. Khi cơ thể trẻ ở mức độ từ 38.5 độ C sẽ là những dấu hiệu đầu tiên trước các cơn sốt bắt đầu xuất hiện. Và nó cũng là tín hiệu báo động hệ thống miễn dịch của trẻ đang hoạt động hết công sức để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Khi rơi vào trường hợp này, rất nhiều bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ luôn lo lắng khi thấy con mình vừa chớm sốt, sẽ liền cho trẻ sử dụng các thuốc giảm đau hạ sốt hoặc tìm mọi cách để đưa con trẻ đi thăm khám ngay.

Sốt cao khiến một số trẻ co giật gây nguy hiểm đến tính mạng.
Sốt cao khiến một số trẻ co giật gây nguy hiểm đến tính mạng.

Việc trẻ 3 tuổi sốt cao và kéo dài có thể ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển sau này của trẻ. Về cơ bản, trẻ nhỏ sốt dưới 38.5 độ C chưa cần dùng tới thuốc hạ sốt mà chỉ nên dùng khi trẻ sốt cao 39 độ không hạ. Tình trạng sốt cao như thế ở trẻ được đánh giá là vô cùng nguy hiểm, chúng sẽ gây ra những cơn co giật. Nếu chậm trễ phát hiện và xử lý sẽ dẫn đến nhiều tình huống nguy cấp, thậm chí là tử vong. Và bởi các loại thuốc hạ sốt trên thị trường hiện nay được biết đến là không phải chỉ dùng làm mát mà là để giúp trẻ cải thiện sự khó chịu đang xuất hiện trong cơ thể khi cơn sốt đi qua.

Những lưu ý đặc biệt khi trẻ sốt cao

Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ khi chăm sóc cần nên cho con trẻ bú nhiều hơn để cung cấp thêm nước giải nhiệt cơ thể cho bé. Ngoài ra, việc bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể cũng khiến cơ thể thoát hơi, giải tỏa những bí bách trẻ nhỏ đang phải chịu đựng. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên cân đối sắp xếp bổ sung các chất dinh dưỡng khác nhau, nhằm xây dựng lại sức đề kháng đã bị bào mòn. Đồng thời các loại thực phẩm hỗ trợ này cũng cần phải tốt cho cả hệ miễn dịch của trẻ.

Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi sức đề kháng của trẻ
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi sức đề kháng của trẻ